Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Sự xuất hiện của ca sĩ ảo đầu tiên ở Việt Nam mang tên Ann đã khiến nhiều không ít người đặt ra dấu hỏi, liệu trong tương lai không xa, ca sĩ ảo có thể lấn át ca sĩ thực? PV Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với hai nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ: Anh Quân và Tuấn Nam về chủ đề này.
Thưa nhạc sĩ Anh Quân, vừa qua, ca sĩ ảo đầu tiên tại Việt Nam mang tên Ann đã được ra mắt, cùng với sản phẩm âm nhạc mang tên "Làm sao nói thương anh". Anh đánh giá thế nào về sự xuất hiện này?
- Ca sĩ ảo thực ra không phải là điều mới lạ, họ đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc... Những ca sĩ ảo này được tạo ra bằng phần mềm tổng hợp giọng nói, cho phép người dùng tạo ra ca khúc bằng cách nhập lời bài hát và giai điệu sau khi xử lý dữ liệu. Theo tôi, đây là một sản phẩm công nghệ lạ mắt, có yếu tố hấp dẫn.
- Khi nói về nghệ thuật, tôi cho rằng không một công nghệ nào có thể chiến thắng con nguời. Nghệ thuật là lĩnh vực đặc thù, nó được tạo ra từ tâm hồn con người - thứ không thể bắt chước và làm ảo. Trí thông minh nhân tạo hoàn toàn có thể làm rất nhiều thứ, nhưng tâm hồn thì khác. Khi giữa hai con người tiếp xúc với nhau, chúng ta cảm nhận được tâm hồn của nhau. Đó cũng chính là thứ tạo nên sự khác biệt của một nghệ sĩ, không cần phải là giọng hát khủng, hay vẻ ngoài quá lộng lẫy.
Tôi không phản đối sự xuất hiện của ca sĩ ảo, tiến bộ của công nghệ là thứ đáng mừng trong cuộc sống, các bạn trẻ hoàn toàn có thể phát triển và sáng tạo thêm, nhưng tôi vẫn tin nghệ thuật là thứ thuộc về loài người. Với riêng tôi thôi, dù nhạc có hay đến mấy, tôi cũng không nghe nếu là ca sĩ ảo.
Lạc Thiên Y - ca sĩ ảo nổi tiếng nhất Trung Quốc từng tổ chức concert, tham gia sự kiện giải trí và đại diện cho nhiều thương hiệu. Cô cũng từng xuất hiện sân khấu buổi hòa nhạc của nghệ sĩ Lang Lang tại Thượng Hải vào năm 2019. Hatsune Miku - ca sĩ ảo của Nhật Bản có rất nhiều người hâm mộ với hàng triệu lượt theo dõi trên mạng xã hội, xuất hiện trong nhiều bộ phim, chương trình giải trí. Theo anh điểm thu hút của họ là gì?
- Điểm thu hút duy nhất của họ là không phải người. Thí dụ như khi ô tô ra tự lái mới ra, ai trên thế giới cũng sững sờ và thích thú, sau đó họ lại coi đó là điều bình thường. Những thứ mới mẻ, khác biệt luôn khiến người ta tò mò, thích thú, đặc biệt là giới trẻ.
Nhà sản xuất của Ann - ca sĩ ảo đầu tiên tại Việt Nam có đưa ra những ưu điểm của cô gái này: xinh đẹp, không scandal, không bao giờ già đi. Những yếu tố này liệu có quan trọng?
- Tôi không biết với các bạn trẻ thì thế nào, nhưng với những người đã từng trải như tôi, cái hay của mọi thứ không phải ở sự hoàn mỹ, mà là thuận theo tự nhiên. Tuổi trẻ đáng quý, nhưng tuổi già cũng đáng quý. Việc yêu thích một nghệ sĩ từ lúc trẻ, sau đó già đi cùng với họ cũng rất đặc biệt và đáng tận hưởng.
Vậy theo anh, các ca sĩ ảo liệu có cơ hội phát triển tại Việt Nam trong tương lai gần?
- Còn quá sớm để nói về tương lai của ca sĩ ảo tại Việt Nam. Trên thế giới nhiều năm qua cũng xuất hiện một vài hiện tượng, nhưng tôi cho rằng họ nổi bật chủ yếu do chiến lược marketing nhằm thu hút công chúng, không phải do có một bản hit để đời hay một sản phẩm chất lượng.
Tôi vẫn nghĩ nghệ thuật liên quan rất nhiều tới trình diễn, nhất là trong âm nhạc. Việc đi hát trên sân khấu và tương tác với khán giả một cách trực tiếp mới tạo nên một nghệ sĩ. Chẳng lẽ khán giả bỏ tiền ra mua vé rồi tại đó người ta sẽ bật màn hình lên và cô ca sĩ ảo xuất hiện hay sao?
Cảm ơn những chia sẻ của anh!
"Xem MV "Làm sao nói thương anh", tôi cho rằng đây là một sản phẩm không hề tệ, khi nó được dựng trên thuật toán AI. Trong tương lai gần, việc ca sĩ ảo trở thành trào lưu và xuất hiện nhiều trên thị trường có lẽ sẽ là điều tất yếu khi mà công nghệ ngày càng phát triển.
Xu hướng này hoàn toàn có thể tạo điều kiện cho một số nhà sản xuất thế hệ gen Z sáng tạo (đương nhiên không phải tất cả). Từ đó, tạo nên một thị trường âm nhạc bão hoà với những sản phẩm của con người nhưng không khác gì thuật toán AI: Đưa dữ liệu có sẵn, xử lý, tìm bới trên đống dữ liệu đó... còn sự sáng tạo thì không.
Sáng tạo ở đây chính là Tâm, là Thần - thứ mà máy móc không thể có. Nó giúp chúng ta trở về với cốt lõi, cội nguồn của con người - ở đó nghệ thuật không thể là sự kiếm tìm trong những gì đã có.
Cũng bởi vậy, tôi nghĩ ca sĩ ảo không phải là thách thức với những người làm âm nhạc đích thực. Đích thực ở đây có nghĩa là những người sáng tạo thực sự, không copy, cắt xén, cóp nhặt".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.