-
19 Tập đoàn, Tổng công ty lớn của khối kinh tế Nhà nước, trong đó, không ít “quả đấm thép” tiêu biểu như PVN, Vinachem, MobiFone... đã và đang được chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Siêu ủy ban) quản lý chỉ với mục tiêu “giám sát khối vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp.
-
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) được chuyển giao về “Siêu ủy ban” quản lý 2,3 triệu tỷ với con số lỗ lũy kế hơn 802 tỷ đồng, 4 dự án thua lỗ nghìn tỷ và khoản nợ khó đòi hơn 1.200 tỷ đồng với Đạm Ninh Bình. Đây sẽ là bài toán khó giải của "Siêu uỷ ban" quản lý 2,3 triệu tỷ và chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh khi Vinachem chuyển về.
-
"Siêu uỷ ban" quản lý vốn Nhà nước sẽ chính thức đi vào tháng 10 tới và quản lý 1,5 triệu tỷ đồng, tương đương gần 50% giá trị vốn Nhà nước tại DN. Chuyên gia cho rằng người quản lý "siêu uỷ ban" phải là người kỹ trị, chứ không phải nhà chính trị. Ông Nguyễn Hoàng Anh được bổ nhiệm làm Chủ tịch là cựu Bí thư tỉnh Cao Bằng.
-
Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cho biết từ khi thành lập Uỷ ban tới nay, các cán bộ lãnh đạo và biệt phái đã dự thảo 44 quy chế hoạt động nội bộ và liên ngành và có thể ra mắt “Siêu Uỷ ban” quản lý vốn Nhà nước chậm nhất vào đầu tháng 10.2018 tới.