Chiến đấu cơ F-35 hiện đại nhất và mới nhất của Mỹ được coi là chiến đấu cơ sở hữu công nghệ tàng hình tiên tiến bậc nhất thế giới. Lớp vỏ tàng hình của nó được làm bằng chất liệu đặc biệt và giúp chiếc chiến đấu cơ này có khả năng ẩn mình còn tốt hơn cả người tiền nhiệm F-22, vậy nó có gì đặc biệt?. Nguồn ảnh: Quanbaihua.
Được xếp vào hàng chiến đấu cơ thế hệ năm, F-35 không vượt trội hơn những chiến đấu cơ thế hệ trước ở khả năng cơ động hay khả năng mang vác vũ khí nhưng nó lại vượt trội hơn mọi dòng chiến đấu khác về khả năng tàng hình cực tốt. Nguồn ảnh: Quanbaihua.
Lớp vỏ bằng chất liệu đặc biệt của F-35 được quảng cáo là có khả năng hấp thụ hoàn toàn mọi tín hiệu sóng radar của Mỹ và các nước NATO. Dù chưa được so găng với hệ thống radar của Nga và Trung Quốc nhưng công nghệ radar trên thế giới đang phát triển gần như tương đương nhau và... không có quá nhiều điểm khác biệt nên rõ ràng là Mỹ có đủ căn cứ để tự tin về khả năng tàng hình của F-35. Nguồn ảnh: Quanbaihua.
Kiểu dáng của F-35 được thiết kế để nó đạt được hiệu năng khí động học tốt nhất nhưng cũng đảm bảo mặt cắt radar của chiếc chiến đấu cơ này là nhỏ nhất. Việc vừa sử dụng vỏ tàng hình, vừa có mặt cắt radar nhỏ sẽ giúp chiến đấu cơ này tàng hình hoàn toàn trước các hệ thống radar của đối phương. Nguồn ảnh: Quanbaihua.
Có thể thấy, lớp vỏ của F-35 được thiết kế rất đặc biệt, khác hoàn toàn các loại chiến đấu cơ thế hệ 4 và 4++ hiện tại. Lớp vỏ trên của F-35 bao gồm nhiều tấm thân rời được ghép với nhau bằng một loại keo đặc biệt. Giống với nhiều loại máy bay tàng hình khác trên thế giới F-35 cũngbuộc phải cất hết vũ khí trong khoang chứa bên trong bụng để duy trì tối đa năng lực tàng hinh của mình. Nguồn ảnh: Quanbaihua.
Theo đó việc cất hết vũ khí trong bụng sẽ giúp F-35 đạt được hiệu năng khí động học tối đa, tuy nhiên cũng khiến khả năng mang vũ khí của F-35 giảm đi và đặc biệt là khi mở khoang vũ khí để tấn công, khả năng tàng hình của nó sẽ bị mất và nó sẽ bị các radar đối phương "tóm gọn" ngay lập tức. Nguồn ảnh: Quanbaihua.
Theo các chuyên gia quân sự trên thế giới, F-35 phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ tấn công theo kiểu "du kích" trên không. Cụ thể, các tốp F-35 sẽ tiếp cận mục tiêu một cách cực kỳ bí mật, qua mặt mọi hệ thống radar cảnh giới và tung đòn tấn công một cách chớp nhoáng và thoát ra thật nhanh. Nguồn ảnh: Quanbaihua.
Điểm yếu của F-35 đó là nó có tốc độ không cao. chỉ khoảng tối đa Mach 1,6 và trần bay vào khoảng 18.000 mét, hoàn toàn không có gì nổi bật. Điều này đồng nghĩa với việc dù không bị các radar của đối phương phát hiện nhưng F-35 vẫn có thể bị các phi công đối phương bám đuổi và bắt kịp dễ dàng sau khi bị phát hiện bằng mắt thường. Nguồn ảnh: Quanbaihua.
Khi đó, lớp giáp tàng hình trên chiến đấu cơ F-35 sẽ có thể giúp nó né tránh khỏi việc bị khóa bằng các tên lửa dẫn đường hồng ngoại của đối phương. Tuy nhiên với các loại tên lửa dẫn đường bằng nhiệt thì F-35 hoàn toàn chịu thua, không thể thoát được. Thậm chí nếu không có loại tên lửa nào khóa mục tiêu được F-35 thì phi công đối phương hoàn toàn có thể áp sát và sử dụng súng máy hoặc pháo vì F-35 có độ cơ động rất kém. Nguồn ảnh: Quanbaihua.
Có thể thấy, hiệu năng chiến đấu của F-35 rõ ràng là không hề vượt trội như Mỹ quảng cáo, chỉ có hiệu năng tàng hình của nó là vượt trội nhưng trong thời buổi công nghệ vũ khí phát triển như vũ bão ngày nay thì tàng hình không phải là thứ duy nhất giúp một chiến đấu cơ sống sót và chiến thắng trên chiến trường. Nguồn ảnh: Quanbaihua.
Tuấn Anh (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.