Mỹ đang kêu gọi các đồng minh ở châu Á, nhất là Nhật Bản, thực thi các biện pháp chống lại động thái quân sự căng thẳng mới đây của Trung Quốc trong khu vực.
Sau nhiều năm tập trung phát triển kinh tế, giờ là lúc Hải quân Nhật Bản mong muốn tìm lại vị thế trước đây của mình.
Tokyo đã phản ứng trước lời kêu gọi bằng việc huy động hệ thống tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không dọc 200 đảo ở biển Hoa Đông. Dự án quân sự này dự kiến kéo dài trong phạm vi 1.400 km từ Nhật Bản tới Đài Loan, hãng tin Reuters thông tin.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với chiến lược tăng cường năng lực quốc phòng của đất nước đã phát triển một kế hoạch dài hạn nhằm làm chủ vùng biển và vùng trời ở những đảo xa xôi. Reuters cho biết ông Abe đã gặp gỡ và bàn thảo với “rất nhiều chuyên gia quân sự, nhà hoạch định chính sách chính phủ”.
Trong vòng 5 năm tới, Nhật Bản sẽ tăng cường sự hiện diện ở các đảo ở biển Hoa Đông thêm 20%, tương đương 10.000 quân.
Khu trục hạm Aegis 27DD, một trong những tàu chiến mạnh nhất thế giới mà Hải quân Nhật Bản sở hữu.
Kế hoạch này gắn với học thuyết “vùng ngăn chặn xâm nhập” thường được Nhật gọi là “A2/AD”. Trung Quốc hiện nay đang cố gắng đẩy lui Mỹ và các đồng minh của Mỹ ra khỏi khu vực nhiều tranh chấp này.
Tàu chiến Trung Quốc vẫn có thể tự do đi lại ở vùng biển theo luật pháp quốc tế, tuy nhiên xung quanh là tên lửa chống hạm của Nhật bủa vây tứ phía.
“Trong vòng năm hoặc sáu năm tới, các đảo ở biển Hoa Đông sẽ rất quan trọng trong việc cân bằng cán cân quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ-Nhật”, ông Satoshi Morimoto, giáo sư Đại học Takushoku, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật năm 2012 và hiện là cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Nakatani, trả lời Reuters.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.