Nhtm nhà nước

  • Nền tảng vốn mỏng là nguyên nhân khiến tăng trưởng của nhóm ngân hàng quốc doanh thấp hơn bình quân ngành trong những năm gần đây. Đến cuối tháng 10, quy mô vốn điều lệ của nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần là hơn 300.000 tỷ đồng, gấp gần 2 lần khối NHTM Nhà nước.
  • SSI Research ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2020 sẽ đạt 9% -10% so với đầu năm và cho rằng, có thể có thêm một đợt tăng hạn mức tín dụng cho một số ngân hàng vào quý IV/2020.
  • Tính đến thời điểm 31/3/2020, tổng tài sản của khối ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước “bốc hơi” 3,19% xuống còn 5.266.343 tỷ đồng. Kết quả, tổng tài sản của hệ thống tổ chức tín dụng giảm 0,71% so với cuối năm 2019, đạt gần 12,5 triệu tỷ đồng
  • Sau thương vụ bán vốn với khủng với giá trị lên tới 20 nghìn tỷ của BIDV, vốn tự có nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước tăng tới 20,79% lên hơn 324.400 tỷ trong tháng 11/2019. Điều này đã kéo hệ số CAR của khối ngân hàng này cải thiện rõ rệt, từ mức 9,52% hồi cuối năm 2018 lên 10,55% cuối tháng 11/2019.
  • Trong báo cáo gửi Quốc hội, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng nêu những khó khăn trong việc tăng vốn cho 4 ông lớn ngân hàng quốc doanh (Agribank, Vietinbank, Vietcombank và BIDV) và đề xuất dùng ngân sách để tăng vốn nhằm giải quyết những khó khăn của các ngân hàng này trong bối cảnh mới.
  • Không chỉ khối NHTM Nhà nước giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên, mà một số NHTM cổ phần cũng đã chính thức nhập cuộc. So với mức trần lãi suất mà NHNN đưa ra với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên, mức lãi suất nhóm ngân hàng trên đưa ra thấp hơn 1%/năm. Câu hỏi đặt ra, việc giảm lãi vay lần này có làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của NH hay không khi lãi suất cho vay hiện đang trong xu thế tăng?
  • Năm 2018, nhóm ngân hàng tư nhân ghi nhận mức tăng tổng tài sản 13,07%, cao hơn nhiều con số 6,42% của nhóm ngân hàng quốc doanh. Tính chung, tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng đến hết năm 2018 đạt trên 11 triệu tỷ đồng, tăng 10,62% sau một năm.
  • Tổng tài sản có của khối NHTM Nhà nước chiếm tới 44,4% tổng tài sản toàn hệ thống nhưng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) gần như “áp chót”, chỉ đứng trên Ngân hàng Hợp tác xã. Trong khi đó, ngân hàng Chính sách xã hội giữ ngôi vị “á quân” về tốc độ tăng trưởng tài sản có và ROA.