Quân đội Anh đã xây dựng khoảng 600 hầm với sức chứa cả ngàn người thời Thế chiến 2
Những hầm trú ẩn tuyệt mật này bắt đầu được xây từ năm 1940 để tránh phát xít Đức trong trường hợp khẩn cấp. Chúng được ngụy trang vô cùng khéo léo và rất khó phát hiện. Nếu không có kinh nghiệm quân sự hay tình báo, lối vào các hầm này trông chỉ như những hố tự nhiên trên mặt đất.
Những người tìm kiếm các đường hầm thì rất am hiểu. Hệ thống ngầm thường nằm trong các khu rừng sát đường sắt và cơ sở hạ tầng, giao thông huyết mạch. Hồi Thế chiến 2, quân đội Anh đã xây dựng tới 600 hầm với sức chứa cả ngàn người làm căn cứ cho các tiểu đoàn sẵn sàng được huy động trong trường hợp Đức Quốc xã xâm lược. Họ có nhiệm vụ cầm chân quân đội Đức và khả năng cao sẽ hy sinh khi làm nhiệm vụ.
Không nhiều người biết về sự tồn tại của những đường hầm này
Khi chiến tranh kết thúc, Anh từng dự định phá hủy toàn bộ, nhưng nhiều thập kỷ sau vẫn còn khá nhiều. Chỉ vài người biết về sự tồn tại của chúng, như các sử gia hay cựu chiến binh, và các căn hầm có giá trị lịch sử rất lớn.
"Nó giống như viên đá quý nhất trên vương miện nếu còn nguyên vẹn", Tom Sykes, nhà sáng lập Cục Dự trữ Anh quốc nhận xét.
Một đội lính đang trú trong hầm
Năm 1940, quân đội Quốc xã nhanh chóng thôn tính nhiều nước châu Âu như Na Uy, Đan Mạch và Pháp. Trong tình cảnh đó, ban Nội chính Anh quyết định sử dụng chiến thuật du kích với các nhóm 8 người, trú trong các cơ sở hoạt động rải rác khắp nơi, chính là các căn hầm trên. Hầm được các kỹ sư hoàng gia thiết kế. Đầu tiên họ đào một hố lớn, đổ sàn bê tông, còn mái làm bằng hợp kim. Hầm dài khoảng vài mét và chỉ cao bằng đầu người, có một lối thoát hiểm dài 10m.
Hầm được trang bị giường tầng gỗ, các thiết bị nấu ăn cơ bản và nhà vệ sinh hóa học. Khẩu phần ăn cũng rất đầy đủ, có cả rượu Rum cùng hướng dẫn: "Hãy điều tiết việc phân phối nhu yếu phẩm, đừng quá phung phí".
Vị trí các căn cứ cũng được đặt ở nơi khá sáng tạo, như dưới tầng hầm căn nhà bỏ hoang, cạnh hang của con lửng, hầm rượu cũ hay cả pháo đài từ thời xưa nhất là ở Scotland. Lối vào được ngụy trang khá khéo léo, như dưới gốc cây đường kính lớn mà có thể tháo một rễ ra để bước vào. Một số có chuông cửa kiểu thủ công: Ai muốn vào sẽ phải tìm hòn đá cẩm thạch để bên ngoài, thả vào một lỗ dẫn vào lon nhỏ dưới hầm đánh động "chủ nhà".
Vì người Đức không xâm lược Anh, nên căn cứ không được sử dụng cho mục đích nào khác ngoài đào tạo và bị bỏ hoang sau đó. Nhiều nơi đã bị phá hủy do mục nát.
Cục Lưu trữ Anh quốc đã dành rất nhiều thời gian tìm lại các căn hầm. Khó khăn nhất là một số nằm trong đất sở hữu tư nhân và đôi khi người chủ không muốn tiết lộ hay hợp tác. Tuy nhiên, họ vẫn cố gắng tìm lại mảnh ghép lịch sử này trước khi mặt đất nuốt chửng chúng hoàn toàn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.