Những hình ảnh hiếm về vùng phi quân sự liên Triều

Thứ tư, ngày 21/02/2018 18:29 PM (GMT+7)
Một sự im lặng đáng sợ chào đón du khách khi họ bước ra khỏi Nhà Tự do, sau khi được nghe tóm lược về chiến tranh và lịch sử hai miền bán đảo Triều Tiên.
Bình luận 0

Trong bài viết trên Al Jazeera, nhà báo Faras Ghani mô tả, chỉ vài bước ra khỏi Đường Phân ranh quân sự (DML) chia cách đôi bên, căng thẳng càng cảm nhận rõ rệt. Không xa, ở mạn bắc của Khu vực An ninh chung (JSA), thỏa thuận ngừng bắn được ký giữa Triều Tiên và Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc năm 1953, khép lại cuộc chiến liên Triều.

Bỗng nhiên, sự im lặng ở một trong những vùng quân sự hóa nghiêm ngặt nhất thế giới nhường chỗ cho âm nhạc tuyên truyền. Những người lính Hàn Quốc đeo kính râm theo dõi từng cử chỉ của du khách, kết hợp với vô số camera của cả miền Nam và miền Bắc khiến cho bầu không khí thêm căng thẳng.

img

Ảnh: Faras Ghani/Al Jazeera

Bên trong phòng hội nghị - một nửa nằm trên phía MDL Triều Tiên, một người lính đứng gác ngay cánh cửa dẫn sang Triều Tiên. Dáng đứng taekwondo và bộ quân phục sẫm màu của anh tạo nên thế sẵn sàng đối đầu với bất kỳ sự đe dọa nào từ binh sĩ phía Bắc.

img

Ảnh: Faras Ghani/Al Jazeera

Bên trong Nhà Tự do ở phía Hàn Quốc có một bảo tàng, cung cấp cho du khách cái nhìn sơ lược về lịch sử hai miền, chiến tranh và DMZ. Có cả nguồn cấp dữ liệu trực tiếp của Panmungak, tòa đối diện với Nhà Tự do, bên trong bảo tàng cùng video về một vụ đào tẩu liều lĩnh của một binh sĩ Triều Tiên sang Hàn Quốc cuối năm 2017.

img

Ảnh: Faras Ghani/Al Jazeera

Ra khỏi JSA nhưng vẫn trong DMZ là 4 đường hầm được cho là do phía Triều Tiên đào với ý định thực hiện một cuộc xâm lược Hàn Quốc bất ngờ. Cả bốn đều chạy qua DMZ với một đường hầm vươn tới điểm chỉ cách Seoul 32km.

img

Ảnh: Faras Ghani/Al Jazeera

Đường hầm Xâm nhập thứ 3 - giờ là một điểm tham quan - nằm sâu 240m dưới mặt đất. Hàn Quốc đã lắp 3 rào chắn trong hầm để ngăn chặn bất kỳ kế hoạch xâm nhập nào từ phía Bắc.

img

Ảnh: Faras Ghani/Al Jazeera

Dẫn tới Đường hầm Xâm nhập thứ 3 là một dốc nghiêng 11 độ. Các nhà chức trách cấm chụp ảnh bên trong hầm và du khách được yêu cầu đội mũ bảo hiểm bởi trần hầm thấp và có đá nhọn.

Các nhà chức trách Hàn Quốc đánh dấu những khu vực bên trong hầm mà thuốc nổ được sử dụng để mở đường.

img

Ảnh: Faras Ghani/Al Jazeera

Ga Dorasan là điểm dừng tàu hỏa cuối cùng ở Hàn Quốc, được sử dụng như một đường nối sang Triều Tiên. Dorasan nằm cách Ga Seoul 56km và cách thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên khoảng 205km. Nhà ga hiện vẫn đang phục vụ như điểm dừng cuối cùng của các tàu từ Seoul.

img

Ảnh: Faras Ghani/Al Jazeera

Với khoản phí 1.000 Won (0,92 USD) là có thể vào sân ga nhưng nơi đây rất vắng người. Đứng ở sân ga có thể nghe rất rõ các chương trình tuyên truyền của Triều Tiên qua hệ thống loa phóng thanh khổng lồ.

img

Ảnh: Faras Ghani/Al Jazeera

Ga Dorasan tọa lạc ở Đường Gyeongui từng kết nối hai miền Triều Tiên, và chạy qua MDL ngăn cách hai bên.

img

Ảnh: Faras Ghani/Al Jazeera

Điểm trung chuyển – giống kiểu Ga Dorasan – không có người. Tuy nhiên, đây từng là nơi hơn 200 người cổ vũ của Triều Tiên đi qua để sang Hàn Quốc dự Thế vận hội Mùa đông 2018.

img

Ảnh: Faras Ghani/Al Jazeera

Trạm quan sát Dorasan - nằm trên một quả đồi ở DMZ – cung cấp cái nhìn rõ nét hơn sang Triều Tiên. Từ các kính quan sát, du khách có thể thấy một phần cuộc sống đang diễn ra ở Triều Tiên và ngắm nhìn những người lính nước này đang làm nhiệm vụ ở các chốt kiểm tra.

img

Ảnh: Faras Ghani/Al Jazeera

Trạm quan sát cũng cung cấp cái nhìn toàn cảnh sang Triều Tiên, gồm Làng Tuyên truyền cùng cột cờ cao 160m của nước này. Du khách có thể nghe rõ các loa phóng thanh ca ngợi Chủ tịch Kim Jong Un va khuyến khích binh sĩ Hàn Quốc đào tẩu sang Triều Tiên.

Thanh Hảo (Vietnamnet)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem