Lương tối thiểu vùng được áp dụng cho lao động làm việc tại các doanh nghiệp. (Ảnh: IT)
Cụ thể, tiền lương cơ sở áp dụng với các đối tượng là cán bộ công chức, lực lượng vũ trang, người lao động làm việc trong khu vực Nhà nước sẽ được tăng lương từ 1,21 triệu đồng lên 1,3 triệu đồng.
Lương tối thiểu vùng, áp dụng cho các đối tượng lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp sẽ tăng thêm khoảng 7,3% so với tiền lương năm 2016.
Cụ thể, tiền lương của vùng I (các quận, huyện đô thị ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Biên Hòa, Đồng Nai,…) sẽ tăng từ 3,5 triệu đồng lên 3,75 triệu đồng. Tiền lương của vùng II vùng thuộc quận, huyện ở khu vực nông thôn trực thuộc các tỉnh sẽ tăng từ 3,1 triệu đồng lên 3,32 triệu đồng. Vùng III là vùng kinh tế khó khăn, vùng nông thôn, miền núi… sẽ tăng từ 2,7 triệu đồng lên 2,9 triệu đồng.
Ngoài ra theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP và Nghị định 153/2016/NĐ- CP cũng điều chỉnh mức tiền lương dành cho lao động mới tốt nghiệp từ 1.7.
Cụ thể, ở khu vực doanh nghiệp lương cho người mới tốt nghiệp qua đào tạo, học nghề phải cao hơn so với lương tối thiểu vùng. Cao hơn ít nhất 7%.
Riêng khu vực Nhà nước mức lương cơ sở dành cho lao động mới tốt nghiệp đại học tăng thêm 211.000 đồng. Tăng từ 2.831 nghìn đồng lên 3.042 nghìn đồng. Lương dành cho lao động vừa tốt nghiệp hệ cao đẳng tăng thêm 189.000 đồng, từ 2.541 nghìn đồng, lên 2.730 nghìn đồng.
Bên cạnh đó, các nghị định cũng quy định rõ mức lương thử việc cho lao động trong doanh nghiệp phải bằng ít nhất 85% mức lương tối thiểu vùng.
Ngoài các chính sách tăng lương tối thiểu vùng và nâng lương cơ sở, trong năm 2017 Bộ Nội vụ cũng đang gấp rút lấy ý kiến, xây dựng Đề án cải cách tiền lương để trình Chính phủ và Chính phủ xin ý kiến Quốc hội trong thời gian tới.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.