D.N. Pathak - Giám đốc của Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo toàn Ấn Độ cho biết: “Bây giờ là thời gian lệnh cấm xuất khẩu gạo bị bãi bỏ. Có đủ ngũ cốc và lương thực ổn định. Vì vậy chỉ gạo chất lượng siêu cao nên cho phép được xuất khẩu theo giá xuất khẩu tối thiểu để bảo vệ giá bình thường cho công chúng”.
Trước đó, năm 2008, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định cấm xuất khẩu gạo non-basmati để cố gắng kiểm soát giá lương thực trong nước đang tăng vọt. Ấn Độ là nước sản xuất gạo lớn thứ 2 thế giới, mỗi năm thường xuất khẩu hơn 4 triệu tấn.
Chính phủ nước này cũng thông báo sẽ giảm thuế nhập khẩu các loại dầu ăn, coi đó là một trong các biện pháp kiềm chế lạm phát. Ấn Độ đã chấm dứt thời kỳ phụ thuộc vào nhập khẩu gạo những năm 70 khi đất nước thực hiện cuộc Cách mạng xanh, với những thành quả to lớn trong nông nghiệp.
Mặc dù đến năm 2011, Ấn Độ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm xuất khẩu gạo, song đến nay, do sợ dự trữ gạo trong nước tăng, nông dân trồng lúa Ấn Độ lo lắng sẽ dư thừa và kêu gọi Chính phủ bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm xuất khẩu gạo để bảo vệ nông dân. Dự trữ gạo của Ấn Độ được cho là cao hơn nhiều so với chiến lược dự trữ bắt buộc 2 triệu tấn.
Tại Andhra Pradesh, vựa lúa của quốc gia này, nông dân đã bị gánh nặng với dự trữ gần 3 triệu tấn, hiến họ mất gần 600 triệu rupee mùa trước. Ông Ramakrishnan Reddy - Chủ tịch của Hiệp hội Các nhà xay lúa Andhra Pradesh có trụ sở tại Hyderabad cho biết, hiện tại khả năng sản xuất gạo ở Andhra Pradesh còn nhiều nhưng không có chỗ chứa. Nếu Chính phủ bãi bỏ lệnh cấm, nông dân Ấn Độ có thể xuất khẩu ít nhất 2 triệu tấn. Điều này sẽ mang lại thu nhập bổ sung cho nông dân.
Ngoài ra, chính quyền Ấn Độ cũng đang chuẩn bị đệ trình dự thảo cuối cùng của luật thu hồi đất đai mới lên Quốc hội. Luật mới sẽ quản lý hoạt động thu hồi đất do Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân thực hiện, nhằm kiểm soát và bảo vệ đất nông nghiệp trước sự xâm lấn của quá trình công nghiệp hóa để đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia này.
Hạ Anh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.