Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng nhập
Email
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nông dân Hà Tĩnh trồng loài cây to như cột đình, quả đen sì giá cao vẫn “cháy” hàng
Nông dân Hà Tĩnh trồng loài cây to như cột đình, quả đen sì giá cao vẫn “cháy” hàng
Tập Thỏa
Thứ ba, ngày 03/08/2021 10:48 AM (GMT+7)
Thời điểm này, tại huyện miền núi Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) đang bước vào thời điểm thu hoạch trám đen chính vụ, người dân vui mừng phấn khởi, được mùa giá lại cao. Trám đen bán với giá 50.000 – 60.000 đồng/kg, mỗi vụ người dân thu về hàng chục triệu đồng.
Vào khoảng từ tháng 7-9 (AL) hàng năm, người dân tại huyện miền núi Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) lại bước vào mùa thu hoạch trám đen.
Cây trám đen được trồng tập trung nhiều tại các xã như: Sơn Ninh, Sơn Phú, Sơn Bằng... huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh), trám đen dễ trồng, thích hợp với khu vực đồi núi, nên được xem là cây phát triển kinh tế khá tại địa phương.
Do điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, khí hậu tốt nên cây trám đen trồng tại huyện Hương Sơn quả lớn, màu tím thẫm, có hương vị bùi, ngậy, đặc trưng nên được rất nhiều thị trường khó tin lựa chọn và tin dùng.
"Năm nay, được mùa trám đen, trừ các khoản chi phí, người nông dân thu về khoảng 15 triệu đồng/cây. Định hướng của địa phương là phấn đấu trám đen trở thành sản phẩm OCOP trong năm 2021, giúp đầu ra của sản phẩm ổn định hơn"- ông Nguyễn Xuân Huy - Chủ tịch UBND xã Sơn Ninh.
Tại xã Sơn Ninh (được xem là thủ phủ trồng trám đen của huyện Hương Sơn), có khoảng hơn 300/1.000 hộ dân trồng trám đen, năng suất toàn xã đạt khoảng 20 tấn/năm.
Trám đen được người dân bán cả cây cho thương lái, họ tự thuê người hái và thu gom quả.
Bà Nguyễn Thị Minh (trú tại thôn Kim Sơn, xã Sơn Ninh): "Nhà tôi trồng khoảng 15 cây trám đen, đã cho quả mấy năm nay, cây trám đen đã trở thành "đặc sản" của người dân nơi đây. Năm nay, thời tiết thuận lợi, sai quả, đều, đẹp, hiện đã bước vào thời điểm thu hoạch chính vụ. Mỗi kg trám ngon (loại 1) được bán với giá từ 100 -150.000 đồng/kg, cao hơn 30.000 – 35.000 đồng/kg so với những năm trước".
"Cây trám đen nhiều năm tuổi thường cho sản lượng quả nhiều, có cây cho 1,5-2 tạ quả. Mỗi vụ trám, gia đình tôi thu về khoảng 50 triệu đồng" – bà Minh phấn khởi nói.
Ông Trần Công An (thợ hái trám thuê), trú tại xã Sơn Phú, huyện Hương Sơn, chia sẻ: "Tôi làm nghề hái trám thuê nhiều năm, tiền công là 1 triệu đồng/ngày. Thân cây trám rất giòn, dễ gãy nên tôi phải thắt dây an toàn. Để hái được những chùm trám xa, tôi phải buộc lưỡi liềm vào cây xào dài khoảng 3-4m để ngoắc chúng xuống đất. Đây là công việc nguy hiểm nên rất ít người theo nghề này".
Chị Nguyễn Thị Huế (một thương lái thu mua trám đen), cho biết: "Chúng tôi thường mua quả cả cây của người nông dân, sau đó thuê người để hái và thu gom lại. Người hái trám trên cây được trả lương 1 triệu/ngày, còn những phụ nữ phía dưới thu gom quả thì 200.000đ/ngày.
Trung bình một cây trám cho 1,5-3 tạ quả/cây. Để kịp tiến độ, chúng tôi thường đi thu hoạch trám vào 5h sáng, đến đầu giờ chiều thì mới hái được 1,8 tạ quả trên cây".
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Huy - Chủ tịch UBND xã Sơn Ninh, cho biết: "Xã Sơn Ninh là địa phương trồng trám đen nhiều nhất của huyện. Toàn xã có khoảng 300 hộ trồng trám đen, hộ trồng nhiều khoảng 10-15 cây, hộ trồng ít khoảng 2-3 cây. Nhờ trồng cây trám đen, mà người dân có thêm nguồn thu nhập khá, đời sống người dân ngày được nâng cao".
"Cây trám đen được trồng nhiều các xã như: Sơn Ninh, Sơn Phú, Sơn Bằng… huyện Hương Sơn, hiện đang bước vào thu hoạch chính vụ. Cây trám đen hợp vùng đồi núi, được xem là cây phát triển kinh tế của địa phương. Hiện nay, trên địa bàn huyện Hương Sơn có những vườn cây trám đen tuổi đời 70-80 tuổi, cho năng suất cao, mang lại nguồn thu 50-60 triệu/năm cho nông dân". ông Phan Văn Khanh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Sơn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.