Nông dân nuôi trâu bò sinh sản mau khá giả

Ngọc Mai Thứ năm, ngày 15/10/2020 05:13 AM (GMT+7)
Từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), hàng trăm nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế trang trại, gia trại, nâng cao thu nhập.
Bình luận 0

Hoàn thành 98,74% kế hoạch năm

Theo báo cáo Ngân hàng CSXH tỉnh Phú Thọ, đến 31/7/2020 tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng CSXH Phú Thọ đạt 4.389 tỷ đồng, tăng 195 tỷ đồng so với 31/12/2019, hoàn thành 98,74% kế hoạch, trong đó nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương là 61 tỷ đồng, tăng 7 tỷ đồng so với cuối năm 2019.

Bên cạnh đó, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cơ sở thuộc tỉnh Phú Thọ đã "chung tay, góp sức" cùng Ngân hàng CSXH xây dựng, củng cố mạng lưới có độ che phủ khắp toàn tỉnh với 277 điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn và 4.038 tổ tiết kiệm và vay vốn ở mọi thôn bản.

Giúp nông dân sinh sôi đàn trâu bò  - Ảnh 1.

Được vay vốn, anh Trần Ngọc Hoàn (xã Cấp Dẫn, huyện Cẩm Khê) có điều kiện đầu tư nuôi bò sinh sản. Ảnh: Thu Hà

"Có vốn, các thành viên trong gia đình tôi đã cố gắng tập trung chăm sóc vật nuôi, cây trồng. Hiện nay gia đình đã đủ ăn và thoát nghèo".

Nông dân Trương Công Sự - khu 2,

xã Sơn Cương, huyện Thanh Ba, Phú Thọ

Thông qua phương thức này, đồng vốn vay ưu đãi của Chính phủ đã tạo điều kiện giúp hơn 700.000 hộ nghèo, gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. 33.260 lao động được tạo việc làm; 10.076 căn nhà được xây dựng theo chương trình hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở, 96,732 HSSV được vay vốn để trang trải chi phí học tập; 7.719 lao động vay được vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài và 134.148 công trình vệ sinh được sửa chữa, xây mới…

Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Phú Thọ, ông Trương Việt Phương cho biết: Nhìn lại quá trình hoạt động của Ngân hàng CSXH Phú Thọ, cho thấy hiệu quả rõ rệt. Nguồn vốn tăng trưởng không ngừng, trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn thấp, chỉ chiếm tỷ lệ 0,15% tổng dư nợ (0,13%/ tổng dư nợ), phản ánh ý thức rất cao của người dân với việc sử dụng nguồn vốn này.

Tiếp vốn cho hộ nghèo

Thanh Ba là một trong những địa phương đưa Chỉ thị 40 vào cuộc sống hiệu quả. Với 13 chương trình tín dụng chính sách, ngân hàng đã vận dụng linh hoạt các nguồn vốn để bố trí đủ vốn cho các hộ có nhu cầu vay; phối hợp, triển khai rà soát, xác định đối tượng vay, tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận vốn thuận lợi. Sau 5 năm triển khai thực hiện, đến nay, tổng nguồn vốn hoạt động của đơn vị đạt gần 380 tỷ đồng, tổng dư nợ của 13 chương trình gần 340 tỷ đồng với trên 9.900 khách hàng. Đến thăm gia đình ông Trương Công Sự ở khu 2, xã Sơn Cương huyện Thanh Ba, trong căn nhà xây kiên cố, qua chia sẻ của ông, chúng tôi được biết, sau 5 năm được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách đầu tư chăn nuôi bò sinh sản và trồng rừng, gia đình ông đã có cuộc sống đủ đầy hơn.

Anh Trần Ngọc Hoàn (ở xã Cấp Dẫn, huyện Cẩm Khê) cho hay, từ khi còn là hộ nghèo anh đã được Ngân hàng CSXH cho vay 10 triệu đồng để đầu tư nuôi trâu, bò. Đến năm 2017, sau khi đã thoát nghèo và trả hết nguồn vốn vay cũ anh tiếp tục được vay 20 triệu đồng theo chương trình hộ thoát nghèo. Anh Hoàn nói: "Với thủ tục vay đơn giản, lãi suất thấp, vốn vay Ngân hàng CSXH là "cần câu cơm" hiệu quả cho dân nghèo vùng cao như chúng tôi".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem