Một ngày bình thường, từ góc nhìn của webcam bên trong hồ Taal ở Philippines sẽ thấy những đám mây trôi trên mặt nước êm đềm của hồ. Nhưng vào chiều ngày 12/1, khung cảnh yên bình này đột nhiên bị gián đoạn bởi một dòng tro và khí nóng, trước khi máy ảnh bị che mờ bởi bóng tối.
Những biểu hiện này đánh dấu sự khởi đầu của một chuỗi phun trào đáng sợ tại núi lửa Taal, nằm trên đảo Luzon. Vào ngày đầu tiên, luồng hơi nóng phun tro tạo thành một cột khói cao tới 14,5 km trên bầu trời. Kèm theo đó là những tia chớp kinh hoàng đã bùng phát xung quanh cột xoáy khổng lồ và vô số các trận động đất dữ dội làm rung chuyển khu vực.
Ảnh núi lửa Taal phun cột tro bụi khổng lồ lên không trung. Nguồn: Mnnonline
Ngày 13/1, vụ phun trào bắt đầu nhen nhóm khi có dấu hiệu của magma, các vòi phun dung nham bắt đầu bắn lên từ miệng núi lửa chính.
Tro tiếp tục che phủ khắp Philippines bao gồm cả thủ đô Manila , nơi cách miệng núi lửa khoảng 100km về phía bắc. Các chuyến bay đã bị hủy bỏ, các trường học, các tổ chức công cộng khác đã đóng cửa, hàng chục ngàn người sinh sống ở hòn đảo núi lửa trong hồ Taal và vùng bờ biển rộng lớn xung quanh nó đã được sơ tán.
Cho đến nay, chưa có thương vong nào được báo cáo và có khả năng vụ phun trào này sẽ nổ ra. Tuy nhiên, nhiều người có khả năng vẫn ở trong khu vực có nguy cơ cao và "cú đánh mạnh nhất không phải lúc nào cũng bắt đầu từ việc phun trào.
Hoàn lưu của một cơn bão bao giờ cũng đem đến nhiều nguy hiểm hơn và kéo dài hơn là khi cơn bão đến.", ý kiến của ông Jenni Barclay, nhà nghiên cứu núi lửa tại Đại học East Anglia, Anh.
Các vụ phun trào trong quá khứ của Taal chứng minh rằng ngọn núi lửa này có "thiên phú" trở thành sát thủ, cướp đi hàng ngàn sinh mạng trong suốt lịch sử được ghi lại. Nếu vụ phun trào mới nhất này bùng nổ hơn, thì một khả năng khiến các nhà khoa học lo ngại sâu sắc đó là mối nguy hiểm từ các tảng đá to lớn dội qua hồ đến sóng thần kinh hoàng.
"Đây chắc chắn là một ngọn núi lửa nguy hiểm", theo ông Beth Bartel, một chuyên gia tại UNAVCO, một tập đoàn địa chất của các trường đại học và các tổ chức khoa học.
Câu chuyện về núi lửa Taal
Philippines có khoảng 33 núi lửa đang hoạt động, ngọn núi lửa Taal là núi lửa mạnh thứ hai tại quốc gia này.
Với nguồn cung magma dồi dào, Taal là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất của Philippines, nó đã phun trào hàng chục lần trong vài thế kỷ qua. Một vài vụ phun trào trong quá khứ đã chiếm lĩnh hạng mạnh nhất trong lịch sử của đất nước này. Nhưng núi lửa Taal rất dễ đánh lừa con mắt.
Hình ảnh núi lửa Taal trước khi có những biểu hiện bất thường. Nguồn: Traveler.byunique
Nguồn: Traveler.byunique
Nhiều vụ phun trào lịch sử đã diễn ra trên hòn đảo núi lửa ở giữa hồ Taal mở rộng. Tuy nhiên, toàn bộ núi lửa lớn hơn nhiều so với tưởng tượng của chúng ta; nó là một tòa nhà hình chảo khổng lồ được gọi là caldera. Phần lớn miệng núi lửa được ẩn giấu bên hồ Taal và chỉ một phần nhỏ của núi lửa nằm phía trên những con sóng.
Đây là vấn đề không chỉ đối với những người sống trên hòn đảo núi lửa trung tâm, mà còn đối với 25 triệu người sống trong vòng 95km cách núi lửa, trong đó có một số lượng lớn trên bờ biển hồ Taal.
Do các trận động đất núi lửa và hoạt động phun trào dữ dội liên tục, Viện Núi lửa và địa chấn học Philippines ( PHIVOLCS ) đã đặt mức cảnh báo là bốn ( trên thang 5 cấp), có nghĩa một vụ phun trào nguy hiểm có thể xảy ra trong vài giờ đến vài ngày.
Đường dẫn tới quá khứ
Để hiểu điều đó có nghĩa là gì, các chuyên gia có thể nhìn về quá khứ để tìm gợi ý. Vụ phun trào gần đây nhất tại Taal là một vụ phóng thoát hơi nước nhỏ vào năm 1977, được ghi chép lại bởi Ed Venzke , người quản lý cơ sở dữ liệu tại Chương trình Núi lửa Toàn cầu của Viện Smithsonian.
Mặc dù đã không có một vụ phun trào nào trong bốn thập kỷ qua, nhưng núi lửa "rõ ràng đã âm ỉ trong một thời gian rất dài", nhận định của Amy Donovan , một chuyên gia về rủi ro núi lửa tại Đại học Cambridge.
Mặc dù thường ở mức độ vừa phải khi so sánh với các vụ phun trào núi lửa khác, nhưng nhiều cơn thịnh lộ của Taal đã bùng nổ dữ dội và thường gây tử vong cho số lượng lớn người sống hoặc ở gần nó.
Kịch bản xấu nhất
Kích thước đám mây tro bụi tỷ lệ thuận với mức độ của sự nguy hiểm do sự phun nổ dung nham. Tro có thể gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước, làm hỏng cơ sở hạ tầng điện tử, nông nghiệp và làm chết ngạt nhiều động vật. Tro thủy tinh cũng có thể quật ngã con người, đặc biệt những người mắc bệnh hô hấp cũng như trẻ nhỏ và người già.
Nguy cơ còn đến từ sự tiếp xúc của magma nóng với nước, hoặc chỉ một mình magma thôi cũng đủ khiến con người đau đầu. Taal trước đó cũng đã tạo ra những tia sét, đám mây tro nóng tốc độ cao, đá vụn và luồng mạt vụn núi lửa đã giết chết hàng ngàn người chỉ trong khoảnh khắc.
Người dân Tagayta đi trong tro bụi mịt mù từ núi lửa Taal phun ra. Ảnh: AP Photo/Aaron Favila
Nhà nghiên cứu núi lửa tại Viện Địa Vật lý và Núi lửa Quốc gia Ý, Boris Behncke đã chia sẻ một số ví dụ trên Twitter, bao gồm các luồng mạt vụn từ vụ phun trào năm 1911 làm chết 1.335 người trên hòn đảo trung tâm.
Một kịch bản xấu nhất hợp lý sẽ không chỉ có luồng mạt vụn núi lửa, mà còn có sự gia tăng của tro bụi và khí nóng ở độ cao thấp, do tỷ trọng thấp chúng có thể chồi lên trên mặt nước. Những gợn sóng nổi lên này có thể so sánh với một vụ nổ hạt nhân, "nó có thể biến thành cát bụi mọi thứ trên đường đi, bao gồm cả bờ hồ ở phía bên kia", ông Bart Bartel nói.
Luồng mạt vụn núi lửa là một thứ loại hình tai hoạ khá đặc thù lúc núi lửa phun bắn ra. Là vật hỗn hợp của chất khí và mạt vụn. Nó không phải là dòng nước, mà là một luồng khí hơi xen lẫn mạt vụn nham thạch có mật độ cao, nhiệt độ cao và tốc độ cao, thường hay áp sát mặt đất không ngừng rồi bao phủ và quét qua ngay.
Nhiệt độ luồng mạt vụn núi lửa có thể đến 816 độ C, tốc độ có thể đến 160 - 240 km/h, nó có thể phá vỡ và thiêu huỷ bất cứ cái gì trên đường đi. Nguyên nhân luồng mạt vụn núi lửa phát sinh là ở núi lửa phun bắn ra kiểu phát nổ hoặc sự sập lở của vòm gò dung nham.
Hơn nữa, nếu vụ nổ đánh bật các phần của hòn đảo núi lửa sau đó rơi xuống hồ Taal, có thể tạo ra sóng thần tràn vào bờ. Như một vụ phun trào tại đảo Anak Krakatau của Indonesia vào tháng 12/2018 cho thấy chỉ cần một vụ sụp đổ núi lửa nhỏ để tạo ra một cơn sóng thần gây chết người.
Ngay cả khi không có sóng thần, các mảnh vỡ rơi xuống và động đất núi lửa có thể gây ra các đợt sóng đứng đặc biệt có khả năng phá hủy được gọi là seiches , nếu mảnh vỡ đó có đủ năng lượng, nó có thể không quét qua hồ và thay vào đó hạ cánh trực tiếp trên bờ.
Sức mạnh của seiches
Seiches thường được tạo ra khi gió mạnh và sự thay đổi nhanh chóng trong áp suất khí quyển đẩy nước từ đầu này sang đầu kia. Khi gió dừng lại, nước dội ngược sang phía bên kia của khu vực kín. Nước sau đó tiếp tục dao động qua lại trong nhiều giờ hoặc thậm chí nhiều ngày.
Theo cách tương tự, động đất, sóng thần hoặc một trận bão dữ dội cũng có thể gây ra các seiches dọc theo thềm đại dương và bờ biển.
Sóng đứng seiche có sức mạnh không thể coi thường (Ảnh: Internet)
Hồ Erie, Mỹ được biết đến với nhiều seiches, đặc biệt là khi gió mạnh thổi từ Tây Nam sang Đông Bắc. Năm 1844, một seiche cao 6,7m đã phá vỡ một bức tường biển cao 4,3m khiến 78 người thiệt mạng và tạo thành một đập băng dài khiến thác Niagara tạm thời ngừng chảy. Gần đây nhất năm 2008, gió mạnh đã tạo ra những con sóng cao 3,6m đến 4,8m ở hồ Erie, dẫn đến lũ lụt gần Buffalo, New York.
Trong trận động đất Tohuku năm 2011 tại Nhật Bản, các seiches cao hơn 1m đã được quan sát thấy ở các vịnh hẹp Na Uy cách đó hơn 8.000km. Với năng lượng lớn hơn 1.000 lần ở khu vực trung tâm, sức mạnh của seiches có thể thổi bay mọi thứ.
Ở một số hồ lớn và các vùng nước lớn khác, khoảng thời gian giữa lên xuống của một seiche có thể lên tới bốn đến bảy giờ. Điều này rất giống với khoảng thời gian giữa thủy triều cao và thấp trong các đại dương và thường bị nhầm là thủy triều.
Trở lại tương lai của Taal
Tất nhiên, dự báo phun trào là đầy khó khăn . Ông Donovan chỉ ra rằng chúng ta không biết các tính chất của magma bên dưới núi lửa Taal đã thay đổi như thế nào kể từ vụ phun trào năm 1977. Và việc tìm kiếm những vụ phun trào cũ sẽ cung cấp nhiều manh mối hữu ích.
"Mỗi lần phun trào là khác nhau, không có gì đảm bảo cả", ông Venzke nói.
Có thể kịch bản khủng khiếp này có thể không xảy ra nhưng chúng ta cũng đã chứng kiến điều tồi tệ nhất mà Taal trình diễn trong lần này, ông Donovan nói: "Nó có thể tạo ra một chút tro và một vài vòi phun lửa, sau đó trở lại ngủ tiếp như bốn thập kỷ qua nó đã làm".
Theo nhận định của ông James Hickey, nhà nghiên cứu núi lửa địa vật lý tại Đại học Exeter thì những gì chúng ta đang thấy ở đây có lẽ là màn mở đầu của chuỗi phun trào dài hơn nhiều.
Và ngay cả khi vụ phun trào trở nên bùng nổ hơn thì một số, tất cả hoặc không có mối nguy hiểm nào có thể xảy ra.
Tuy nhiên, mọi người trong khu vực đều đặt rằng tình huống xấu nhất để có hành động hợp lý và có trách nhiệm. Nếu bạn vẫn ở xung quanh khu vực núi lửa Taal và chưa thực hiện các hướng dẫn để sơ tán, tốt nhất là ngay lập tức tránh xa các khu vực trũng thấp gần núi lửa. Luôn luôn lắng nghe chính quyền địa phương để cập nhật tin tức.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu núi lửa sẽ chờ đợi những biểu hiện tiếp theo của ngọn núi lửa này, vì các bài học từ quá khứ đã cho thấy mức độ nguy hiểm đặc biệt đến mức nào.
PV (Trí Thức Trẻ)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.