Nuôi lươn đồng

  • Sau một thời gian dài chật vật cùng nhiều lần thất bại, cuối cùng, ông Bùi Tấn Thịnh, ngụ tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đã thành công nhờ mô hình nuôi lươn trong can nhựa cực kỳ độc đáo, cho thu nhập cao.
  • Nhiều nông dân ở xã An Long, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã tận dụng diện tích đất trống cạnh nhà, xây dựng hồ xi măng để nuôi lươn lươn đồng. Gia đình anh Rô Bi là một điển hình. Nhờ nuôi lươn đồng trong bể xi măng, bên trên phủ lục bình mà mỗi vụ thu hoạch bán lươn gia đình anh mang về 450 triệu đồng.
  • Từ nguồn kinh phí của huyện, trong năm 2017 Trạm Khuyến nông huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) đã xây dựng dự án nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo. Với quy mô 2 hộ (1 hộ tại xã Vĩnh Thuận Tây và 1 hộ tại xã Vị Thắng). Lươn giống khỏe, bán nhanh, lươn thịt bán với giá 190.000 đồng/ký.
  • Người nuôi lươn trong hồ xi măng và bồn lót bạt mùa nước nổi ở xã Bình Phú, huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) đang phấn chấn khi bắt lươn bán được giá cao.
  • Từ một nông dân nghèo khó, nhưng với mong muốn vươn lên thoát nghèo, anh Lê Hoàng Vũ, ở ấp 8, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang), đã thành công từ mô hình nuôi lươn đồng, nhân giống lươn đồng, với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
  • Lươn đồng là loài dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, lại phù hợp với điều kiện tự nhiên ở vùng biên giới…Đây là những lý do chính để con lươn trở thành vật nuôi được nhiều hộ dân ở khu vực biên giới huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp chọn để phát triển kinh tế hộ gia đình trong thời gian qua.
  • Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới (An Giang) đã chuyển sang nghề nuôi lươn không bùn trong bể xi măng, sử dụng giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp (dạng viên) đã mang lại hiệu quả cao bởi kỹ thuật nuôi đơn giản, giá cả đầu ra ổn định và luôn ở mức cao.
  • Lươn là một trong những loài thủy sản được nuôi nhiều tại ĐBSCL, trong đó có tỉnh An Giang. Thịt lươn có tính hàn, giàu protein, vitamin và khoáng chất. Không chỉ tiêu thụ trong nước, lươn còn xuất khẩu sang các quốc gia như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Đức… Tuy nhiên, để xuất khẩu được 1 container lươn đông lạnh sang các quốc gia trên không đơn giản.
  • Bên cạnh canh tác lúa, rau màu, nuôi cá, nhiều hộ dân ấp Thạnh Phú 2, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ) đã thử sức “vỗ béo” lươn đồng. Tận dụng chừng 20m2-30m2 đất ít ỏi xung quanh nhà, người nuôi đã có thể kiếm vài chục triệu đồng/đợt nuôi.
  • Ông Lê Hoàng Vũ, ấp 8 xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã ra ruộng lót bạt nuôi lươn đẻ. Sau 8 tháng thực hiện, với quy mô 100 m2, ông Vũ thả 1.500 lươn bố mẹ, mô hình sản xuất giống đã xuất bán được 200.000 con lươn giống, trừ các chi phí ban đầu lợi nhuận đạt trên dưới 150.000.000 đồng và vẫn còn đàn lươn bố mẹ cộng với các thiết bị phục vụ cho công việc sản xuất lươn giống các năm sau này...