Nuôi thủy quái

  • Cuộc săn tìm đã lùi vào dĩ vãng, những con cá mú khổng lồ nơi các vùng nước dần thưa bóng. Và giờ đây, chúng được thuần dưỡng trong những lồng nuôi, làm bạn với ngư dân qua hơn chục mùa mưa gió.
  • Từ một người phụ nữ chỉ lo công việc nội trợ, nhưng chị Trương Ánh Nguyệt - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi, đã tự lực cánh sinh, quyết tâm nối nghiệp chồng để trở thành “đầu tàu” của một HTX chuyên sản xuất, kinh doanh ba ba, cua đinh giống nức tiếng miền Tây. Nhiều người gọi chị là phận má hồng nhưng đã vượt qua thử thách để nuôi cả một đàn "thủy quái" toàn con to nặng ở bể xi măng.
  • Trong khi đàn cá tự nhiên không còn thì việc bảo tồn loài thủy sản quý hiếm trong sách Đỏ được nhiều nông dân ở tỉnh An Giang ứng dụng thành công vừa tạo ra nguồn thu nhập cao. Ông Mai Văn Bên, nông dân nuôi cá hô 2 năm qua ở xã Bình Phú, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang cũng thế. Qua 2 mùa thả nuôi ông Bên thu hàng trăm triệu từ loại “thủy quái” này nhờ xử lý môi trường ao nuôi tốt. Cứ bán 1 con cá hô bự là ông Bên lời 1 triệu đồng.
  • Ông Phạm Bá Bắc sinh năm 1963, bản Panh (xã Chiềng Xôm, TP.Sơn La, tỉnh Sơn La) nuôi hàng nghìn con ba ba gai dưới ao bèo. Với những con ba ba gai to "khổng lồ", nhiều người nói vui là ông Bắc nuôi “thủy quái” trong ao bèo bán chạy như tôm tươi. Ông là một trong những hộ đi đầu trong việc nuôi ba ba gai giữa lòng TP. Sơn La, mỗi năm thu lãi khoảng 400 triệu đồng.
  • Cá chiên-1 trong 5 loài cá quý hiếm (ngũ quý xứ Tuyên) trên hệ thống sông Lô, sông Gâm đang được nhiều nông dân tỉnh Tuyên Quang đưa vào nuôi nhốt trong lồng. Cũng nhờ nuôi loài “thủy quái” này mà nhiều hộ dân xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa khấm khá hẳn lên.