Nuôi trai lấy ngọc, U70 Thanh Hóa chuẩn bị "hốt bạc"

Vũ Thượng Chủ nhật, ngày 22/03/2020 13:06 PM (GMT+7)
DANVIET.VN. Gần 2 năm nuôi trai nước ngọt lấy ngọc, ông Vũ Xuân Long, 70 tuổi, ngụ thôn Hợp Gia, xã Quảng Hợp (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) chuẩn bị cho thu hoạch những hạt ngọc trai đầu tiên. Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Long cho hay, qua kiểm tra định kỳ, đánh giá tỷ lệ trai ngọc sống đạt 70%, ngọc trai tăng kích thước đều, chất lượng tốt...
Bình luận 0

Vừa chèo thuyền đưa phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi tham quan mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc, ông Vũ Xuân Long tâm sự: "Năn 1977, tôi xuất ngũ trở về địa phương. Được sự tin tưởng của Đảng bộ và sự tín nhiệm của nhân dân, tôi được bầu vào chức trưởng thôn Hợp Gia (xã Quảng Hợp). Trong suốt 20 năm "ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng", tôi nhận thấy trên địa bàn mình quản lý còn nhiều diện tích đất bỏ hoang, tôi quyết làm hồ sơ lên xã xin thầu lại diện tích 2 ha để cải tạo thành ao thả cá và trồng cây ăn quả".

img

Để tham quan mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc, ông Long cùng phóng viên dùng thuyền di chuyển mới tới địa điểm nuôi...

Nói về ý tưởng nuôi trai nước ngọt lấy ngọc, ông Long kể với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN rằng: "Xuất phát từ con trai tôi là Vũ Xuân Cường, có lần Cường đi ra tỉnh Ninh Bình và bắt gặp mô hình nuôi trai lấy ngọc đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội hơn so với nuôi con cá, trồng lúa. Lúc đó, tôi "đánh liều" nuôi thử nghiệm 80 con trai lấy ngọc xem thế nào, sau một thời gian kiểm tra thấy trai lớn rất nhanh, cho hạt ngọc sáng, đẹp...".

img

Ôn Vũ Xuân Long để diện tích 1.500 m2 ao nuôi trai nước ngọt lấy ngọc. Ảnh: VT

Để khẳng định nuôi trai nước ngọt lấy ngọc chắc chắn và có hiệu quả kinh thiết thực. Con trai ông Long cùng giảng viên, sinh viên của Khoa Nông lâm ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức đã thực hiện khảo sát phân tích nguồn nước, khí hậu...Qua số liệu, đoàn đánh giá vị trí ao nuôi nhà ông Long cơ bản đáp ứng các điều kiện để nuôi trai nước ngọt lấy ngọc.

img

Dùng giàn phao nổi trên mặt để nuôi trai lấy ngọc của gia đình ông Long. Ảnh: VT

Trò chuyện với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Vũ Xuân Long cho biết: "Ban đầu gia đình tôi sử dụng 1.500 m2 ao nuôi để thả 8.000 con trai giống với giá mua 8.000 đồng/con, loại 0,8-1,4kg/con. Ngoài ra còn mua giàn phao, túi cước...chi phí đầu tư cũng khoảng 80 triệu đồng. Qua thời gian theo dõi, đánh giá từ các chuyên gia, số lượng trai nuôi lấy ngọc trong ao cho chất lượng hạt ngọc tốt...Đầu tháng 4 này, tôi sẽ cất bán những hạt ngọc trai đầu tiên, dự kiến cũng thu lời khoảng 500 triệu đồng".

img

Một giàn phao nổi treo được nhiều sợ dây thừng. Mỗi dây thừng thường được ông Long treo 6 con trai giống nuôi để cấy ngọc. Ảnh: VT

Theo ông Long, thời gian nuôi thả trai cấy ngọc từ 2- 3 năm tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước ao nuôi và nhiệt độ thời tiết từng năm. Kỹ thuật ghép ngọc trai được thực hiện rất cẩn thận để trai sạch sẽ và không bị nhiễm khuẩn. Theo đó, kỹ thuật cấy ghép ngọc và nuôi dưỡng làm sao để trai không đào thải nhân ngọc, tỷ lệ trai ngậm nhân ngọc cao.

img

Theo ông Long, thường xuyên kiểm tra ao nuôi trai lấy ngọc. Khi phát hiện trai bị chết phải đưa ngay lên bờ tránh gây ô nhiễm nguồn nước nuôi. Ảnh: VT

Hiện, giá mỗi hạt ngọc trai loại trung bình trên thị trường bán từ 200.000- 500.000 đồng, loại đẹp sẽ được tiêu thụ với giá lên tới 1 triệu đồng/hạt. Các sản phẩm hạt ngọc trai được tiêu thụ chủ yếu tại Ấn Độ, Nhật Bản, Hà Nội, TP HCM...

Ông Vũ Xuân Long trao đổi thêm với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: "Việc chăm sóc trai lấy ngọc trong môi trường nước ngọt cũng không khó, chú ý mực nước nuôi trong ao có độ sâu từ 0,8-1,5m là tốt nhất, màu nước nuôi trai phải luôn ổn định màu xanh giống tàu lá chuối".

img

Màu nước ao nuôi trai lấy ngọc phải đảm bảo màu luôn xanh giống lá chuối. Ảnh: VT

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Long nhận đinh, nuôi trai lấy ngọc cho giá trị kinh tế cao, mức độ tận dụng tối đa, ngoài sản phẩm chính là ngọc, vỏ trai còn được tận dụng làm các đồ thủ công mỹ nghệ. Thịt trai dùng làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi. Nuôi trai lấy ngọc cũng làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước và có thể nuôi kết hợp với các loài thủy sản khác.

Cũng trong một diện tích ao nuôi, ngoài việc nuôi trai lấy ngọc, ông Vũ Xuân Long còn thả các loại cá trắm, chim, mè...đây là hình thức "ở chung nhà" nuôi trai kết hợp với nuôi cá còn giúp cho hộ ông Long không phải tiêu tốn thức ăn cho con trai vì đã có nguồn thức ăn sẵn có từ phân cá thải ra. Do đó, quá trình nuôi trai không phải mất bất kỳ chi phí nào để mua thức ăn.

img

Theo ông Vũ Xuân Long, trai nuôi nước ngọt lấy ngọc có hao hụt 30-50% số lượng vẫn có lời. Ảnh: VT.

Đồng thời, giống trai nuôi cấy ngọc vỏ đen có cánh có đặc tính không di chuyển mà chỉ nằm yên một chỗ nên không hề vẩn đục, ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của cá. Hình thức nuôi xen canh trai lấy ngọc và cá đang giúp ông Long thực hiện nuôi kết hợp, nhằm lấy ngắn nuôi dài, bảo đảm nguồn thu nhập của gia đình.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem