ốc len
-
Tranh thủ những giờ nông nhàn, người dân ở huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau rủ nhau lội vào rừng ngập mặn ven biển bắt ốc len đem về nguồn thu vài trăm nghìn đồng mỗi ngày.
-
Để bảo vệ rừng hiệu quả, tránh các trường hợp chặt phá cây rừng và ngăn chặn việc săn bắt các loài thủy, hải sản sinh sống dưới tán rừng, thời gian qua, huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) đã thành lập nhiều tổ trồng, bảo vệ rừng, các nhóm nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, trong đó có nuôi con vọp, con ốc len, cá thòi lòi...
-
Một cây mắm ở rừng phòng hộ ven cửa biển thị trấn Cái Ðôi Vàm, khu vực xã Tân Hải, Nguyễn Việt Khái…(huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) khi nước lớn ngập bãi, có khi hàng chục, hàng trăm con ốc len đeo kín thân cây, trông rất đã mắt, bắt đã tay và chế biến thành nhiều món ăn ngon đã thèm.
-
Phát triển sinh kế, nuôi thủy sản (vọp kết hợp ốc len) dưới tán rừng ngập mặn tại huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) trong thời gian qua được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực hiện đã góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân ven biển...
-
Hơn chục năm nay, từ cánh rừng giao khoán chăm sóc và bảo vệ, người dân nghèo biết tận dụng để nuôi ốc len. Từ những khó khăn ban đầu, nuôi ốc len đã trở thành nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. Để một lần tận mắt nhìn thấy những con ốc len được nuôi như thế nào, chúng tôi quyết định vào rừng tại ấp Tân Hải, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân (Cà Mau), nơi có tổ hợp tác nuôi ốc len từ rất lâu.
-
"Nói là nuôi nhưng thực chất chỉ quản lý, ốc len đeo bám từng chùm trên thân cây mắm, ăn bã bùn của lá cây, đất phù sa mà phát triển tự nhiên. Đi bắt ốc len mỏi tay, ngày cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng...", ông Hai Sơn nhận khoán đất rừng phòng hộ tại thị trấn Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) tiết lộ.