Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ông tâm sự: "Trước đây gia đình tôi chỉ có vài sào ruộng trồng lúa, đất đai cằn cỗi, thủy lợi không đảm bảo nên năng suất lúa thấp. Nhiều khi nhà tôi tôi phải lên rừng đào củ mài ăn thay cơm".
Sau khi được nhà nước giao quản lý 5ha đất nông nghiệp, ông trồng lúa, rồi cây ăn quả, nhưng hiệu quả không cao. Mỗi lần thất bại, ông lại tìm hiểu nguyên nhân để rút kinh nghiệm và thấy đất này hợp với cây mía và nhất là đầu ra có Công ty CP Mía đường Lam Sơn.
Ông Lê Văn Thăng. |
Năm 1999, ông Thăng bắt tay vào trồng mía nhưng cũng chỉ dám trồng thử 12 sào. Ngay năm đầu mía cho hiệu quả cao, ông chuyển tất cả 5ha sang trồng loại cây này. Để chủ động trong vận chuyển mía của gia đình và bà con trong xã, ông mua 2 xe ôtô. Ông Thăng còn là “chủ tịch” Hội trồng mía của xã Cẩm Thạch (Hội có 95 hộ canh tác 32ha tổng sản lượng mía cây 2.800 tấn/năm).
Ông Phạm Ngọc Thạch, ở thôn Bẹt, hội viên Hội trồng mía, kể: "Gia đình tôi có hơn 1 mẫu đất vườn, trước đây trồng sắn, ngô, lạc, đậu tương… thu nhập rất thấp. Từ khi gia nhập Hội trồng mía của bác Thăng, cũng mảnh đất đó, thu nhập của gia đình tôi gấp 3-4 lần".
Ông Thăng thường xuyên đến từng vườn mía của các hộ để hướng dẫn cách gieo trồng, chăm bón. Mía nhà ai bị sâu bệnh là ông lại lặn lội đi tìm thuốc về phun. Đến mùa thu hoạch, hầu như ông không ngủ trọn giấc đêm nào. Ban ngày ông chỉ đạo bà con thu hoạch mía; đêm ông chỉ đạo vận chuyển mía đi tiêu thụ. Ông tâm sự: "Bà con tin tưởng gia nhập Hội trồng mía, tôi phải có trách nhiệm giúp bà con".
Lục Văn
Vui lòng nhập nội dung bình luận.