Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình Kinh tế số và xã hội số giúp phát triển bền vững và hiệu quả
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Kinh tế số và xã hội số là lời giải cho phát triển bền vững, hiệu quả
Nguyên Vỹ
Thứ năm, ngày 14/11/2024 13:46 PM (GMT+7)
Đề ra các nhiệm vụ ưu tiên trong chuyển đổi số quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị cần nhận thức rõ kinh tế số và xã hội số là động lực, là điều kiện để tăng năng suất lao động, là phương thức và lời giải cho bài toán phát triển bền vững, hiệu quả.
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, kinh tế số, xã hội số là xu thế tất yếu toàn cầu, và cần có sự kiến trì, bản lĩnh.
Thời gian qua, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong xếp hạng chuyển đổi số quốc tế. Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2024 tăng 15 bậc, xếp thứ 71/193 quốc gia; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 24 tăng 2 bậc, xếp hạng 44/133 quốc gia…
Công nghệ thông tin tiếp tục lan tỏa đến nhiều ngành và lĩnh vực. Cả nước với khoảng 51.000 doanh nghiệp công nghệ số đã tạo 1,5 triệu việc làm; doanh thu từ các hoạt động phần mềm trong 9 tháng đạt 118 tỷ USD, tăng 17,8%; dịch vụ số đạt 6,6 tỷ USD, tăng 9,9%...
"Việt Nam đang là nước hấp dẫn cá nhà đầu tư nước ngoài trong phát triển lĩnh vực công nghệ số", Phó Thủ tướng chia sẻ.
Tuy nhiên lãnh đạo Chính phủ cũng chỉ ra nhiều hạn chế trong chuyển đổi số hiện nay, khi kinh tế số, hạ tầng số chưa tương xứng tìm năng. Nhất là việc phát triển dữ liệu số chưa khắc phục được tình tình trạng manh mún, co cụm dữ liệu. Chất lượng lượng dịch vụ công trực tuyến cho đến chất lượng nhân lực số đều cần nâng cao hơn nữa.
Trong những nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện thời gian tới, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình đề nghị phải đổi mới tư duy, nhận thức đầy đủ vai trò, ví trí của chuyển đổi số quốc gia.
"Cần nhận thức rõ kinh tế số và xã hội số là động lực, là điều kiện để tăng năng suất lao động, là phương thức và lời giải cho bài toán phát triển bền vững, hiệu quả", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Bình Dương tìm lời giải cho kinh tế số và xã hội số
Ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, thời gian qua, Bình Dương có quy mô kinh tế lớn thứ 3 cả nước, có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước.
Bình Dương cũng đã và đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể để tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số.
Bình Dương đã có 6 KCN đang áp dụng nền tảng quản trị và điều hành thông minh; đang thực hiện chuyển đổi số tại nhiều nhà máy. Điều này giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu theo thời gian thực, tự động hóa quy trình, tối ưu hóa nguồn lực và giảm tác động đến môi trường.
Tỉnh cũng đang hình thành Khu công nghệ thông tin tập trung và trung tâm dữ liệu, nhằm thu hút đầu tư vào các sản phẩm điện tử, công nghiệp vi mạch bán dẫn, IoT, trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng; góp phần hình thành vùng động lực công nghệ cao kết nối với các tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tuy nhiên, Bình Dương cũng đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức, liên quan đến việc nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và nhiều vấn đề liên quan chuyển đổi số.
Theo ông Minh, Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II là sự kiện mang ý nghĩa chiến lược, là dịp để các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và các chuyên gia đầu ngành tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam.
"Bình Dương mong muốn được trao đổi kinh nghiệm, học hỏi những mô hình, sáng kiến hiệu quả trong việc đẩy mạnh sáng tạo các ứng dụng số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu số để góp phần giải quyết bài toán về nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế số, xã hội số của tỉnh", ông Minh chia sẻ
Vui lòng nhập nội dung bình luận.