Quân đội triều đại phong kiến Trung Quốc nào trang bị hoàn hảo nhất?

Minh Anh Thứ sáu, ngày 11/12/2020 18:30 PM (GMT+7)
Triều nhà Đường là một triều đại cường thịnh nhất trong lịch sử Trung Quốc, cũng là một đại kiêu hãnh nhất về mặt quân sự. Trang bị, sự phối hợp của binh đoàn và việc vận dụng chiến thuật của quân đội triều Đường đều đạt đến đỉnh cao.
Bình luận 0

Quân đội triều Đường phân thành Quân Trung ương và Quân Phiên trấn. Quân Phiên trấn có quy mô duy trì khoảng 500 nghìn. Lính của Quân Phiên trấn ngoài việc do triều đình tuyển lựa thì cũng có quyền tự chiêu mộ. Vì thế ở khu vực biên trấn có rất nhiều binh sĩ và cả giới tướng lĩnh người dân tộc thiểu số.

Quân đội triều đại phong kiến Trung Quốc nào trang bị hoàn hảo nhất? - Ảnh 1.

Quân đội nhà Đường được trang bị hoàn hảo nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Quân đội chủ lực của triều Đường thường thì bộ và kỵ binh hỗn hợp, một quân đoàn tiêu chuẩn bao gồm 12.500 bộ binh, 5.000 đến 6.000 kỵ binh, và 1.000 đến 2.000 lính quân nhu quân dụng, tổng cộng khoảng 20 ngàn người.

Trong 12.500 bộ binh thì giáp binh là 7.500, binh mạch đao khoảng 2.500 (mạch đao: cây thương hình hạt lúa kiều mạch – ND). Những bộ binh này mỗi người có một cây cung với 30 mũi tên, một cây thương, và con dao nặng cán ngắn.

Còn lại 5.000 quân bộ binh nhẹ thì 2.500 người được trang bị cung, 30 mũi tên, dao nặng cán ngắn, thương dài, thuẫn da trâu hình vuông; 2.500 người khác được trang bị cung và 30 mũi tên, một cây thương, sau lưng còn đeo thêm bó tên lớn với 100 mũi tên và một cây nỏ. Tỷ lệ trang bị cung nỏ của quân đội triều Đường lên đến 120%, mỗi binh sĩ đều có 3 loại vũ khí trở lên. Nếu so với quân thời Tần và Hán thì hỏa lực mạnh hơn từ 3 – 5 lần, sức tấn công cũng mạnh hơn nhiều!

Kỵ binh thời nhà Đường không trang bị nặng nề như thời Nam – Bắc triều và có chiến giáp bảo vệ hoàn thiện. Giáp đen thời kỳ đầu dần dần bị loại bỏ và thay thế bằng giáp minh quang. Giáp minh quang có tấm kim loại hình tròn ở sau lưng và trước ngực bảo vệ, vì được mài sáng như gương và chiếu ra ánh sáng làm lóa mắt nên gọi là giáp minh quang.

Để tiện cho hoạt động trên lưng ngựa, quần giáp của kỵ binh có cánh giáp ngắn hơn của bộ binh nhiều, nhưng họ dùng đai da cố định ở đùi và cánh tay để bảo vệ.

Kỵ binh thời Đường mỗi người có cây thương dài kèm theo cái thuẫn tròn, có cung và 30 mũi tên cùng một hoành đao.

Chiến thuật tác chiến đường xa của quân đội triều Đường mang tính đột phá. Trong thực tế chiến đấu, kỵ binh và bộ binh ngồi xe có thể cùng nhau đi đến chiến trận!

Nếu chủ động tiến công, kỵ binh sẽ nhắm vào đối thủ chủ lực, bộ binh phối hợp tiến lên bao vây.

Ngoài trang bị vũ khí thì trang bị hậu cần cũng vô cùng chu đáo, mỗi người một túi lương khô bằng da dê quấn ở eo, có thể dùng trong ba ngày; mỗi người một túi nước, cũng bằng da. Những vật phẩm dùng ngựa thồ mang theo gồm: chén, dao nhỏ, rũa, kìm, khóa, thuốc, muối ăn, đá lấy lửa, búa, đá mài, khố, dây đai trán, mũ nỉ, thảm, chăn, 3 đôi giầy. Mỗi người còn có cái áo khoác lông thú, lính tinh nhuệ áo có bọc da.

Thường thì cứ 7 lính chiến đấu lại có 3 lính hậu cần phụ trách quản lý ngựa và đồ quân nhu cùng các công cụ giao thông khác. Quả là vô cùng chu đáo!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem