Quy định điều tra chống bán phá giá của Úc, doanh nghiệp cần chú ý gì?

Thanh Phong Thứ tư, ngày 17/11/2021 22:52 PM (GMT+7)
Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Pháp luật về biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp của Úc được quy định tại Đạo luật Thuế quan 1901. Dù vậy, không có bất kỳ định nghĩa cụ thể nào về “Thiệt hại đáng kể” trong luật pháp nước này.
Bình luận 0

Theo đó, vào tháng 4/2012, Úc ban hành một Quyết định cấp Bộ trưởng về xác định thiệt hại đáng kể. Trong đó, đánh giá thiệt hại đáng kể phải được dựa trên những căn cứ thực tế (facts) mà không dựa trên những khẳng định (assertions) thiếu căn cứ, bằng chứng thực tế.

Ngoài ra, việc làm rõ thực trạng ngành sản xuất trong nước đang phải gánh chịu những thiệt hại và thiệt hại do hàng bán phá giá/ trợ cấp ở mức độ đáng kể. Thiệt hại phải lớn hơn thiệt hại có khả năng xảy ra trong hoạt động kinh doanh sản xuất thông thường.

Tuy nhiên, không có quy định cụ thể về ngưỡng của thiệt hại đáng kể mà phụ thuộc vào vụ việc cụ thể. Không nhất thiết là hàng nhập khẩu phá giá/trợ cấp phải là nguyên nhân duy nhất gây thiệt hại. Không gán trách nhiệm cho hành vi bán phá giá, trợ cấp nếu thiệt hại phát sinh từ yếu tố khác.

Quy định điều tra chống bán phá giá của Úc, doanh nghiệp cần chú ý gì? - Ảnh 1.

Luật pháp của Úc vẫn chưa có định nghĩa cụ thể nào về “Thiệt hại đáng kể”.

"Luật không cấm Cơ quan điều tra kết luận khác nhau với cùng một mức độ thiệt hại đáng kể mà phải dựa vào tình hình kinh tế của ngành sản xuất. Ví dụ: Ngành sản xuất có thể hoạt động tốt tại một thời điểm và không chịu bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào từ việc bán phá giá/ trợ cấp vẫn có thể, tại thời điểm khác, chịu thiệt hại đáng kể từ cùng một mức độ bán phá giá hoặc trợ cấp vì ngành sản xuất đã bị suy yếu bởi các yếu tố khác;

Có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá/ trợ cấp nếu ngành sản xuất, đã và đang mở rộng thị phần, và hàng nhập khẩu bán phá giá, trợ cấp làm giảm tốc độ tăng trưởng- sự suy giảm tăng trưởng cũng tương đương với việc thay đổi từ tăng trưởng sang suy giảm", Cục PVTM cho hay.

Bên cạnh đó, trong mọi trường hợp, yếu tố "mất thị phần" không mang tính quyết định. Theo đó, yếu tố "mất thị phần" chỉ nên được xem xét với các yếu tố khác trong việc đánh giá thiệt hại đáng kể.

Quy định điều tra chống bán phá giá của Úc, doanh nghiệp cần chú ý gì? - Ảnh 2.

Doanh nghiệp cần lưu ý các quy định khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Úc.

Trong trường hợp thị phần hàng hóa nhập khẩu bán phá giá/ trợ cấp nhỏ, có thể khó chứng minh thiệt hại đáng kể. Do vậy, cơ quan điều tra không nên sử dụng bất kỳ tiêu chuẩn tối thiểu nào để quyết định liệu hàng nhập khẩu phá giá/trợ cấp có đáp ứng đủ thị phần để gây ra thiệt hại đáng kể;

"Khả năng bị tổn thương của ngành sản xuất từ hàng nhập khẩu bán phá giá/ trợ cấp có thể được giới hạn trong một khu vực nhất định. Thiệt hại có thể tồn tại ở khu vực đó- vẫn có thể xem xét thiệt hại trong khu vực này và có thể kết luận là thiệt hại đó mang tính nghiêm trọng đại diện cho toàn ngành.

Hàng phá giá có thể gây thiệt hại nghiêm trọng ngay cả khi ngành sản xuất chịu tác động tiêu cực từ các yếu tố gây thiệt hại khác (không phải bán phá giá). Theo đó, không gán trách nhiệm cho hành vi bán phá giá nếu thiệt hại phát sinh từ yếu tố khác. Khi chứng minh được rằng thiệt hại từ hành vi bán phá giá là đáng kể, là đủ để ra kết luận có phá giá", Cục Phòng vệ thương mại lưu ý thêm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem