Rắn hổ mang cực độc truy sát kỳ đà và cái kết
Khi đến gần, Young phát hiện đây là loài rắn hổ mang snouted – một trong những loài rắn hổ mang to nhất châu Phi và thường săn mồi ban đêm.
Video do Young ghi lại cho thấy con rắn đã cắn phập răng nanh vào thân thằn lằn. Con thằn lằn thì đi rất chậm, dường như bị ảnh hưởng bởi nọc độc rắn.
Rắn hổ mang snouted có chế độ ăn đa dạng, bao gồm cóc, chim, trứng chim, động vật gặm nhấm, thằn lằn và các loài rắn khác. Ở khu vực nông thôn, rắn hổ mang snouted thường xuyên đuổi theo gia cầm và có thể trở thành mối lo ngại với nông dân. Nọc độc của chúng có thể gây tổn thương mô, suy hô hấp và cuối cùng là tử vong, theo trang Earth Touch News.
Video do Young ghi lại cho thấy con rắn đã cắn phập răng nanh vào thân thằn lằn
Helen Young kể lại vụ việc với Latest Sightings: “Một lúc sau, tôi có thể thấy con thằn lằn lảo đảo. Nó có vết thương cắn ở cổ và bị bao phủ trong nọc độc”.
Mặc dù vậy, con thằn lằn đã xoay xở để thoát khỏi rắn vài lần, nhưng nhanh chóng bị cắn lại.
Cuối cùng, có một chiếc xe đi qua khiến con rắn bị đánh lạc hướng và bò đi mất. Young ở lại cùng con thằn lằn xem nó có sao không
"Con thằn lằn vẫn bất động trên đường, chỉ có lưỡi động đậy", Young kể.
Theo nhà động vật học Johan Marais, thằn lằn không có miễn dịch nọc độc rắn, vì thế không có nhiều khả năng nó sẽ sống sót.
Con gà hung dữ liên tục mổ vào rắn và đuổi theo đến cùng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.