• Người thuộc bộ tộc Gurung đã thu thập mật ong rừng ở chân núi Himalaya trong nhiều thế kỷ. Họ mạo hiểm mạng sống để làm nghề này bằng kỹ thuật được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
  • Rừng Khe Rỗ, xã An Lạc, huyện Sơn Động (Bắc Giang) mùa này có muôn loài hoa dại đua hương, khoe sắc. Đàn ong khoái cũng theo đó mà kéo nhau về xây tổ và luyện mật. Đồng bào dân tộc Tày, Nùng theo hướng bay của ong khoái đi săn mật ngọt. Để lấy được sản vật có giá trị cao này, những người thợ ong với bản lĩnh, kinh nghiệm dù dày dạn cũng gặp không ít gian nan, nguy hiểm.
  • Hàng năm cứ vào tháng 3 – 10 dương lịch là thời điểm đồng bào dân tộc Mông ở vùng cao biên giới sinh sống tại bản Tá Bạ 1 (xã Tá Bạ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) lại rủ nhau lên rừng săn mật ong-thứ đặc sản được ví như "mật trường sinh". Nghề săn mật ong rừng tuy vất vả nhưng đem lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân nơi đây.
  • Tổ ong đóng trên ngọn cây cổ thụ cao hàng chục mét, đường kính vài người ôm mới xuể nhưng thợ bắt ong ở vùng miền núi Quảng Nam vẫn leo đến tận nơi. Họ mang đồ chuyên dụng bịt kín người săn mật ong mà không cần đến khói lửa, tránh cháy rừng xảy ra.
  • Ở huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An), loài ong vò vẽ thường xuất hiện từ tháng 7 - tháng 9 dương lịch. Thời điểm này, người dân địa phương vào mùa bắt nhộng ong vò vẽ, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.