"Sát thủ diệt tăng" của Việt Nam khiến ngoại bang khiếp sợ

PV Thứ tư, ngày 03/03/2021 20:30 PM (GMT+7)
Trong chiến tranh, Việt Nam đã khiến rất nhiều quân địch run sợ bởi đội ngũ súng chống tăng B-40, B-41, B-50 đồ sộ.
Bình luận 0

Súng chống tăng B-40

RPG-2 là một loại súng chống tăng không giật dùng cá nhân, còn được gọi tại Việt Nam là B40. Loại súng này được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh Việt Nam, sau đó dần dần thay bằng đời sau RPG-7 (hay phiên bản B41 của Việt Nam).

B40 chỉ là một ống mỏng nhẹ dài nhẵn đường kính trong 40 mm. Phía trên ống có thước ngắm và đầu ruồi gập lại được, đỡ vướng khi vận chuyển, dựng lên khí ngắm bắn.

Thước ngắm chỉ có 3 mức, xa nhất 150 mét, các mức thước ngắm là các thanh ngang đặt cố định như chiếc thang. Đạn B40 gồm 2 phần, đầu đạn và liều phóng. Trước khi lắp đạn vào súng phải lắp liều phóng vào đạn. Phần cổ đạn có đinh dễ định vị, khi lắp đặt đinh vao vết lõm miệng nòng súng.

Súng bắn bằng tư thế vác vai, một tay nắm nòng súng, một tay nắm tay cầm. Tầm bắn 150 mét, nhiều người cho rằng bắn mục tiêu di động chỉ 100 mét, nhưng trên thực tế, súng bắn rất chính xác, một phần do tên lửa chưa đóng góp nhiều vào chuyển động của đạn.

Đầu đạn được kích nổ bằng ngòi chạm nổ quán tính, ngòi đặt ở phần cổ đạn. Khi đạn đập vào mục tiêu dừng lại, thì khối nặng của ngòi lao vào hạt nổ.

"Sát thủ diệt tăng" của Việt Nam khiến ngoại bang khiếp sợ - Ảnh 1.

Vũ khí B-41 và đầu đạn PG-7.

Súng chống tăng B-41

B41 là tên gọi Việt Nam của súng phóng lựu phản lực chống tăng cá nhân RPG-7. Đây là một biến thể nâng cấp, hiện đại hóa từ súng phóng lựu phản lực chống tăng RPG-2. RPG-7 được cải tiến rất nhiều về ống phóng, cơ cấu phóng, khả năng xuyên giáp của đầu đạn.

Cải tiến quan trọng nhất của RPG-7 là cơ cấu phóng, đạn được phóng đi nhờ 2 nguồn lực, một từ liều phóng cháy trong ống phóng và từ động cơ tên lửa của đầu đạn. Đến RPG-7 thì nó mới đúng nghĩa là một tên lửa chống tăng không điều khiển. Ở RPG-2 chỉ áp dụng một phần của nguyên lý tên lửa.

Động cơ tên lửa được kích hoạt sau khi đầu đạn ra khỏi nòng khoảng 11 mét và được duy trì đến 500 mét, nhờ động cơ tên lửa, tốc độ tối đa của đầu đạn đạt tới 300 mét/giây.

Ngoài ra, đầu đạn được cải tiến nhiều về ngòi nổ và khả năng xuyên giáp. RPG-7 sử dụng đạn xuyên giáp PG-7V, đầu đạn được trang bị ngòi nổ kiểu kích điện (tức là chóp đầu đạn được trang bị các tinh thể sinh điện, khi gặp áp suất lớn do va chạm, nó sinh điện và kích nổ đầu đạn).

Ngòi nổ có kết cấu khá đơn giản nhưng đòi hỏi rất cao về kỹ thuật trong quá trình chế tạo để đảm bảo độ chính xác và tin cậy. Đến tận ngày nay, nếu không được Nga chuyển giao công nghệ thì việc chế tạo ngòi nổ này vẫn là một thách thức lớn ngay cả với những nước công nghiệp phát triển.

"Sát thủ diệt tăng" của Việt Nam khiến ngoại bang khiếp sợ - Ảnh 2.

Người lính Việt Nam với B-41.

Súng chống tăng B-50

Đây thực chất là ký hiệu của súng chống tăng CT-62 do ngành quân giới Việt Nam tự thiết kế chế tạo dựa trên kinh nghiệm đúc kết từ vũ khí chống tăng SKZ trong kháng chiến chống Pháp và học hỏi một phần công nghệ từ RPG-2 (B-40).

Đầu những năm 1960, Bộ Quốc phòng giao cho Cục Quân khí chủ trì đề tài nghiên cứu chế tạo súng chống tăng CT-62. Các nhà máy Z1 có nhiệm vụ chế thử súng và gia công phần cơ khí vỏ đạn, Z2 chế thử ống nổ, hạt lửa, nhồi lắp đạn và tổ chức bắn thử. Sau gần 2 năm miệt mài nghiên cứu, các cán bộ kỹ thuật đã hoàn thành thiết kế cơ bản và đưa vào chế thử.

Theo đó, súng chống tăng CT-62 được sản xuất bằng vật liệu thép hợp kim 35X/CA. Trong đó, nòng súng (cỡ 50mm) được gia công qua nhiều công đoạn như khoan, doa, miết và nhiệt luyệt đảm bảo chịu được áp suất cực đại 700kG/cm2. Chiều dài của nòng được tính để bảo đảm sơ tốc ban đầu đạt trung bình 82m/s. Để triệt tiêu toàn bộ độ giật lùi, súng thiết kế loa phụt ở phần đuôi nòng.

Một trong nhưng khâu mà các cán bộ Việt Nam mất khá nhiều thời gian, độ phức tạp cao là phần chế tạo đạn chống tăng CT-62.

Qua kinh nghiệm dùng đạn chống tăng SKZ và B-40, các cán bộ kỹ thuật quyết định thiết kế đạn cỡ 100mm theo nguyên lý có miếng chắn sóng giống như đạn chống tăng B-40, góc nón 60 độ (góc nón tối ưu đạn SKZ). Cán bộ ta đã thực hiện gần 30 lần thử nổ xuyên trục thép để xác định khoảng cách tối ưu giữa miếng chắn sóng và đỉnh nón, bề dày của miếng chắn sóng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem