Siêu công nghệ trong ngành vận chuyển hàng hải Singapore

Huỳnh Dũng Thứ hai, ngày 17/01/2022 09:01 AM (GMT+7)
Khi đi vào hoạt động đầy đủ, Hệ thống digitalPORT @ SG TM của Singapore dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho hơn 5.000 công ty hàng hải và các tàu, giúp rút ngắn thời gian chờ đợi tại các cảng.
Bình luận 0

Với hơn 80% thương mại toàn cầu ngày nay đi bằng đường biển và vị thế của Singapore là cảng trung chuyển container hàng đầu với lượng hàng trung chuyển lớn nhất thế giới, quốc gia này đang rất quan tâm đến tương lai của lĩnh vực hàng hải và muốn đóng góp vào đó.

Gần đây, Phó Thủ tướng Heng Swee Keat cho biết: "Ngành hàng hải đã đưa Singapore nổi bật trên bản đồ toàn cầu và nó vẫn là yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế Singapore". Ông còn chia sẻ, Singapore là trung tâm hàng hải quốc tế với hơn 150 tập đoàn vận tải biển quốc tế liên kết hoạt động và 5.000 công ty hàng hải, đồng thời cho biết thêm rằng các công nghệ mới đang mở ra những khả năng mới cho cơ sở hạ tầng cảng vật lý cũng như kết nối cảng.

Singapore tận dụng công nghệ số để trở thành cảng trung chuyển container có lượng hàng hóa hàng đầu thế giới. Ảnh: @AFP.

Singapore tận dụng công nghệ số để trở thành cảng trung chuyển container có lượng hàng hóa hàng đầu thế giới. Ảnh: @AFP.

Hiện tại, các công cụ công nghệ như AI đang được dùng để phân tích dữ liệu từ các con tàu, bến cảng cùng với nhiều cơ quan liên quan khác để đảm bảo rằng các con tàu có thể đến và khởi hành đúng giờ. Mới đây, Cơ quan Hàng hải và Cảng Singapore (MPA) đã và đang thử nghiệm một hệ thống mới để giúp đảm bảo rằng các tàu khởi hành và đến bến cảng của Singapore đúng giờ hơn. Thậm chí, Cơ quan Hàng hải và Cảng Singapore sử dụng AI để đưa ra các khuyến nghị nhằm phân bổ hiệu quả nhất các không gian bến tàu và các khu vực nơi tàu chở hàng có thể neo đậu.

Nền tảng này cung cấp thông tin thời gian thực cho các bên liên quan đến cảng để điều phối, lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực cảng tốt hơn. Thuật toán hệ thống đánh giá dữ liệu như không gian neo đậu biển có sẵn và mục đích chuyến đi của các con tàu để đưa ra những đề xuất sắp xếp hợp lý, nhanh nhất có thể. Nó nhằm mục đích rút ngắn thời gian tàu neo đậu trên biển hoặc cập cảng, nâng cao năng suất của cảng trong quá trình điều phối hàng hải, đồng thời tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Ở đây, Hệ thống digitalPORT @ SG TM  cũng cho phép chia sẻ dữ liệu dễ dàng hơn giữa cảng biển, tàu hàng hải và các dịch vụ liên quan như đội tiếp nhiên liệu chẳng hạn. Việc chia sẻ dữ liệu này giúp đảm bảo rằng, cảng đã sẵn sàng khi tàu cập cảng và nó được tiếp nhiên liệu trước thời gian khởi hành dự kiến.

Giai đoạn 1 của hệ thống digitalPORT @ SG TM đóng vai trò là cổng thông quan cảng một cửa cho các tàu ghé cảng Singapore. Sau đó, giai đoạn thứ hai của sáng kiến digitalPORT @ SGTM này là nhằm số hóa quy trình cập cảng. Giai đoạn 2 nhằm mục đích cung cấp trải nghiệm hoàn chỉnh và liền mạch hơn bao gồm việc tích hợp digitalport @ SGTM với Portnet của PSA và JP Online của Jurong Port cũng như các nền tảng thương mại khác. Điều này hứa hẹn đơn giản hóa quy trình cập cảng, khi đi vào hoạt động đầy đủ, điều này dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho hơn 5.000 công ty hàng hải và các tàu có thể rút ngắn thời gian lưu lại chờ đợi tại cảng, đồng thời giúp các công ty vận chuyển tiết kiệm hơn 100.000 giờ chờ đợi mỗi năm ở các chuyến tàu.

Nói tóm lại, điều này đánh dấu bước tiến lớn mới nhất trong hành trình số hóa ngành hàng hải của Singapore, khi nước này thúc đẩy các sáng kiến số hóa để củng cố hơn nữa vị thế của mình như một trung tâm hàng hải toàn cầu.

Không chỉ riêng Hệ thống digitalPORT @ SG TM, MPA cũng giám sát một trung tâm dữ liệu hàng hải để sử dụng trong các dự án khu vực liên quan đến vùng biển của Singapore. Trung tâm này thu thập hồ sơ về môi trường sống và đa dạng sinh học của động vật, thông tin về sự phát triển trên đường bờ biển của đất nước và dữ liệu về đáy biển của Singapore. Nền tảng này có tên là GeoSpace-Sea, nó có thể hiển thị cho người dùng hình ảnh 2D và 3D về môi trường biển dựa trên dữ liệu mà nó đã thu thập được. Thông tin này cũng giúp các tàu định hướng chính xác vùng biển của quốc gia, cũng như cải thiện độ an toàn trong vận chuyển hàng hải.

Singapore là trung tâm hàng hải quốc tế với hơn 150 tập đoàn vận tải biển quốc tế và 5.000 công ty hàng hải. Ảnh: @AFP.

Singapore là trung tâm hàng hải quốc tế với hơn 150 tập đoàn vận tải biển quốc tế liên kết hoạt động và 5.000 công ty hàng hải. Ảnh: @AFP.

MPA thường xuyên chia sẻ dữ liệu với các cơ quan chính phủ khác như Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore và Cơ quan Kiểm soát và Nhập cư Singapore. Tổ chức sử dụng các công cụ chia sẻ dữ liệu do chính phủ cung cấp để chia sẻ thông tin với các cơ quan này. Các công cụ này được tìm thấy trong một nền tảng trung tâm giúp các cơ quan chính phủ chuyển dữ liệu giữa các cơ quan khác một cách an toàn. Nền tảng này cung cấp một danh mục các công cụ được tạo sẵn, giảm số lượng dữ liệu trùng lặp. Về mặt bảo mật dữ liệu, công nghệ chia sẻ dữ liệu và hệ thống máy tính của MPA được Cơ quan An ninh mạng của Singapore và GovTech đánh giá. Chính phủ Singapore cũng đã thành lập một trung tâm an ninh mạng hàng hải để tìm kiếm các mối đe dọa mạng tiềm ẩn trên các hệ thống thông tin hàng hải.

Không những thế, Singapore đang nỗ lực hướng tới sự ra mắt hoàn toàn của một cảng hoàn toàn tự động vào năm 2040. Cảng này sẽ sử dụng các phương tiện tự động và phương tiện hoạt động điện, giúp giao thông hàng hải trở nên xanh hơn với lượng khí thải carbon thấp hơn. MPA sẽ dần sử dụng công nghệ để hỗ trợ ngành này, cải thiện sự thuận tiện của các quy trình cũng như giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu một cách tốt hơn.

Ngoài ra, cũng theo báo cáo của OpenGov Asia, MPA đã hợp tác với Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) để khởi động cổng The NextGEN (Điều hướng Xanh và Hiệu quả), một hệ sinh thái toàn cầu hợp tác trực tuyến về các sáng kiến khử cacbon trong lĩnh vực giao thông hàng hải. 


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem