Sốt đất
-
Thị trường bất động sản qua đỉnh, dần lộ diện những nơi lao dốc mạnh nhất; 100 triệu đồng lướt cọc buôn đất chốt lãi sau một đêm, người khánh kiệt gánh nợ... là những thông tin nổi bật tuần qua.
-
Không chỉ riêng Hà Nội và TP.HCM, từ tháng 4, thị trường bất động sản tại một số các tỉnh thành ghi nhận mức độ quan tâm (nguồn cầu) có xu hướng giảm từ 10-34% so với đỉnh "sốt đất".
-
Cơn "sốt đất" đang có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều nhà đầu tư vay tiền ngân hàng quá nhiều để "gom đất" đang như "ngồi trên đống lửa".
-
61 lô đất tại xã Quảng Ninh, Quảng Nhân (Quảng Xương, Thanh Hoá) sẽ được tổ chức đấu giá vào ngày 27 và 28/5 tới đây.
-
3 tháng đầu năm, 1,85 triệu tỷ đồng được “bơm” vào lĩnh vực bất động sản. Trong đó, TP.HCM và Hà Nội là 2 “hố” hút vốn với tổng dư nợ cho vay bất động sản chiếm khoảng 37% dư nợ cho vay bất động sản cả nước.
-
Bộ Tài chính mới đây đã có phản hồi thông tin báo chí về đề xuất các giải pháp “đặc trị” sốt đất, hạ giá nhà của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA). Bộ này cho biết, bất động sản là lĩnh vực có tác động lớn, hoàn thiện các chính sách thuế là cần thiết góp phần hạn chế đầu cơ bất động sản.
-
Sau thời gian quay cuồng tăng nóng, giá đất Bắc Giang đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Tại một số nơi, giá đất đang ở đỉnh 3,4 - 3,5 tỷ đồng/lô 105 m2 hiện giảm còn 3,2 tỷ đồng, cá biệt có nơi chỉ 1,8 - 2,1 tỷ đồng/lô.
-
Ngân hàng Nhà nước vừa ra “tối hậu thư”, yêu cầu các tổ chức tín dụng phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán. Động thái này diễn ra trong bối cảnh "sốt đất" nhiều nơi và chứng khoán bùng nổ.
-
Trong bối cảnh "sốt đất" ở nhiều địa phương, 3 tháng đầu năm 2021 các doanh nghiệp bất động sản cũng tăng mạnh về cả giá trị phát hành trái phiếu và lãi suất.
-
Đến nay, "sốt đất" đã hạ nhiệt, các chuyên gia dự báo dòng vốn ngân hàng sẽ “rót” nhiều hơn vào chứng khoán và lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Với lĩnh vực bất động sản, dư nợ đối với lĩnh vực này có thể tăng chậm lại song không “đột biến”.