Sử dụng Robot phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng

Thứ tư, ngày 25/08/2021 06:26 AM (GMT+7)
Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 của Bệnh viện Trung ương Huế (gọi tắt Trung tâm trong khuôn viên Bệnh viện dã chiến 14 TP Hồ Chí Minh) đã triển khai những thiết bị hiện đại nhất để điều trị bệnh nhân nặng, trong đó có robot.
Bình luận 0
Sử dụng Robot phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng - Ảnh 1.

Các bác sĩ điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng. Ảnh: Hà Văn Đạo.

Ngày 24/8, tại buổi kiểm tra, động viên các y bác sĩ tại Trung tâm, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận xét: “Trung tâm của Bệnh viện Trung ương Huế được chuẩn bị kỹ lưỡng về trang thiết bị và nhân lực. Các thiết bị đều rất hiện đại, vật tư y tế, thuốc men được huy động đầy đủ để điều trị các bệnh nhân COVID-19 nặng”.

Theo GS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, máy thở, oxy, robot cùng với các thiết bị khác đã lắp đặt hoàn chỉnh và chạy thử, đáp ứng tốt nhu cầu điều trị. Hiện đang có gần 400 y, bác sĩ làm nhiệm vụ tại Trung tâm, trong đó chủ lực là các y, bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế. Bên cạnh đó, còn có Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam…

Sử dụng Robot phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng - Ảnh 2.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kiểm tra vật tư y tế tại Trung tâm ngày 24/8. Ảnh: Hà Văn Đạo.

Trung tâm được phân chia thành 4 nhóm giường: 90 giường Hồi sức tích cực (ICU); 162 giường bệnh nhân chuyển biến nặng phải thở oxy; 252 giường bệnh nhân chuyển nhẹ và hơn 100 giường bệnh nhân theo dõi chuẩn bị ra viện. Các trang thiết bị tối tân nhất quy tụ tại đây sẽ là “vũ khí” quan trọng điều trị cho người bệnh.

Sử dụng Robot phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng - Ảnh 3.

Robot phục vụ trong bệnh viện. Ảnh: Hà Văn Đạo.

Trước khi bước vào quá trình dài đầy gian khó và áp lực để chăm sóc bệnh nhân COVID-19 nặng, các y bác sĩ đã được tập huấn kỹ mọi vấn đề về chống nhiễm khuẩn, vận hành máy thở, sử dụng các loại thuốc, trấn an tâm lý người bệnh…

Lượng bệnh nhân được tiếp nhận sẽ nhiều lên, ai cũng sẵn sàng làm việc gấp 2-3 lần công suất với hy vọng lớn nhất là người bệnh thoát khỏi tình trạng nguy kịch. Đây là tuyến điều trị ở tầng cao nhất nên xác định giảm nhẹ tình trạng của bệnh nhân nặng là mục tiêu hàng đầu.

Ngoài chuyên gia, y bác sĩ giàu chuyên môn, nhiệt huyết, các công nghệ và thiết bị như robot cũng đã đưa vào hoạt động. Robot sẽ nói chuyện với bệnh nhân và thông tin tình hình ra bên ngoài. Đồng thời, robot còn vận chuyển thức ăn, đồ uống, vật tư tiêu hao vào phòng bệnh.

Nguyễn Cảnh (cand.com.vn)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem