Đại dịch Cái chết đen đã càn quét châu Âu từ năm 1348 - 1351. Dịch hạch nguy hiểm này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 25 - 60% người dân châu Âu thời đó.
Các chuyên gia ước tính, số người chết vì dịch hạch trên dao động từ 75 - 200 triệu người.
Tỷ lệ tử vong của những bệnh nhân trong đại dịch Cái chết đen là 30 - 75%.
Vào thời Trung cổ, khoa học chưa phát triển nên người xưa cho rằng nguyên nhân gây ra dịch hạch nguy hiểm này là vì con người bị Chúa trời trừng phạt bởi những tội lỗi đã gây ra.
Ngày nay, khoa học chứng minh chuột chính là trung gian truyền bệnh phổ biến. Bọ chét sống ký sinh trên những con chuột, hút máu chuột và cắn người sẽ truyền mầm bệnh dịch hạch sang cơ thể người.
Để chữa bệnh dịch hạch, người dân thời Trung cổ ở châu Âu có những phương pháp kỳ lạ như cố gắng vui vẻ, tránh suy nghĩ những điều tồi tệ, không ăn trái cây...
Bệnh nhân mắc dịch hạch thời Trung cổ cũng không được khuyến khích tắm rửa. Nguyên do là vì người ta quan niệm việc tắm rửa sẽ khiến những khí xấu xâm nhập vào cơ thể, lây lan bệnh tật. Do vậy, không ít người kiêng tắm rửa vì không muốn nhiễm bệnh.
Mặc dù đa số nạn nhân chết trong đại dịch Cái chết đen là người nghèo nhưng tầng lớp quý tộc cũng không tránh khỏi dịch bệnh này. Thậm chí, một số thành viên hoàng tộc cũng mất mạng vì dịch hạch.
Trong thời gian diễn ra đại dịch Cái chết đen, âm nhạc, văn học và các loại hình nghệ thuật khác phản ánh phần nào sự khốn khổ của con người thời đó.
Do số lượng người tử vong vì dịch hạch quá lớn nên hàng chục căn nhà bị bỏ hoang. Những người may mắn sống sót thì sống trong cảnh lo lắng, sợ hãi.
Tâm Anh (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.