Sự thật về Sa Tăng - nhân vật “bất lộ tướng” trong Tây Du Ký
Sự thật về Sa Tăng - nhân vật “bất lộ tướng” trong Tây Du Ký
Thứ bảy, ngày 27/07/2024 08:30 AM (GMT+7)
Khi đọc "Tây Du Ký", nhiều người cứ ngỡ Sa Tăng là nhân vật yếu nhất trong các đồ đệ phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh. Thế nhưng, thực chất Sa Tăng có bản lĩnh "không phải dạng vừa" và quá khứ lừng lẫy.
Sa Tăng thường bị yêu quái bắt đi đầu tiên khi cùng Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh. Nhân vật này dường như khá mờ nhạt nên nhiều người cứ ngỡ đây là người có bản lĩnh kém nhất trong "Tây Du Ký".
Thế nhưng, thực tế không phải vậy. Sa Tăng (hay còn gọi Sa Ngộ Tĩnh) thông thạo 18 phép biến hóa thần thông, ít hơn so với hai sư huynh Tôn Ngộ Không (72 phép) và Trư Bát Giới (36 phép).
Sa Tăng vốn giữ chức Quyển Liêm Đại tướng, trông rèm cho Ngọc Đế và là vệ sĩ số một của Ngọc Hoàng. Về vũ khí, nhân vật này được ban cho Hàng Yêu Bảo Trượng nặng tới 5.048 cân. Đây vốn là một kỳ trân dị bảo trên Thiên giới. Được đúc từ những vật liệu quý, vũ khí mà Sa Tăng sử dụng có thể biến to nhỏ, ngắn dài tùy ý.
Về sau, Sa Tăng biến Hàng Yêu Bảo Trượng thành đòn gánh để gánh hành lý trên đường đi thỉnh kinh cùng Đường Tăng.
Do làm vỡ chén lưu ly ở Hội Bàn Đào trong lúc say rượu nên Sa Tăng bị đày xuống sông Lưu Sa làm yêu quái. Trong thời gian bị đày xuống phàm trần mấy trăm năm, Sa Tăng xưng bá tại sông Lưu Sa và ăn thịt bất cứ ai đi qua sông, bao gồm 9 lần ăn thịt người đi lấy kinh.
Sa Tăng đã xâu 9 hộp sọ của những người đi lấy kinh đó làm vòng cổ. Thực chất, 9 người này đều là đời trước của Đường Tăng. Đường Tăng là Kim Thiền Tử chuyển thế lần thứ 10.
Trước khi trở thành đồ đệ của Đường Tăng, Sa Tăng đã 3 lần giao đấu với Ngộ Không và Bát Giới qua đó thể hiện bản lĩnh đáng gờm. Trong lần đầu giao đấu, Sa Tăng và Bát Giới đấu với nhau hơn 20 hiệp nhưng bất phân thắng bại.
Lần thứ hai, Bát Giới dụ Sa Tăng tới mép sông. Hai bên đánh nhau vài hiệp thì Sa Tăng lại lặn xuống sông. Bát Giới đuổi theo để đánh nhưng vẫn không thể giành phần thắng.
Đến lần thứ ba, Sa Tăng ở giữa lòng sông và Tôn Ngộ Không định đánh lén Sa Tăng nhưng bại vẫn hoàn bại. Cuối cùng, Tôn Ngộ Không phải cầu cứu Quan Âm Bồ Tát cử Mộc Tra xuống thu phục yêu quái sông Lưu Sa. Vì vậy, Sa Tăng trở thành đồ đệ thứ ba của Đường Tăng.
Qua đó có thể thấy Sa Tăng có bản lĩnh cao cường, không kém Tôn Ngộ Không hay Trư Bát Giới. Sa Tăng không được nhắc đến nhiều trong hành trình phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh nên nhiều người cứ ngỡ đây là nhân vật yếu nhất trong Tây Du Ký.
Tâm Anh (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.