Sứa ma khổng lồ kỳ dị siêu hiếm 'bơi tung tăng' ngoài khơi California khiến giới khoa học sửng sốt
Sứa ma khổng lồ kỳ dị siêu hiếm 'bơi tung tăng' ngoài khơi California khiến giới khoa học sửng sốt
Phương Đăng (theo Daily Mail)
Thứ hai, ngày 13/12/2021 10:00 AM (GMT+7)
Con sứa ma khổng lồ quý hiếm kỳ dị được phát hiện ngoài khơi bờ biển California có xúc tu dài tương đương chiều cao tòa nhà 3 tầng khiến các nhà khoa học vô cùng sửng sốt.
Theo Daily Mail, sứa ma khổng lồ sống ở vùng nước sâu cách mặt nước biển khoảng 6.675 mét, chủ yếu bám vào khu vực gọi là vùng chạng vạng, ánh sáng hầu như không thể chiếu tới.
Vì thế, người ta rất hiếm khi bắt gặp loài sứa này. Sinh vật khổng lồ siêu hiếm này chỉ được ghi nhận chính thức lần đầu tiên vào năm 1899.
Các nhà khoa học cho biết, họ chỉ chạm trán nó 9 lần trong hàng nghìn lần lặn ở Vịnh Monterey. Loài sứa ma cũng chỉ bị bắt gặp 110 lần trong 110 năm trên phạm vi toàn thế giới.
Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Thuỷ cung Vịnh Monterey - những người đã chụp và quay đươc video về sinh vật biển sâu có chiều ngang hơn 1 mét và các xúc tu có thể dài hơn 10 mét cho biết, sứa ma có tên khoa học là Stygiomedusa gigantea.
Nhìn từ trên xuống, con sứa ma giống 1 chiếc mũ lập lờ di chuyển dưới đáy biển. Các xúc tu khổng lồ của nó có màu tím đỏ, dài 33 m, có tác dụng để tóm, bẫy con mồi. Sứa ma khổng lồ được cho là một trong những động vật ăn thịt không xương sống lớn nhất trong hệ sinh thái biển sâu. Nó ăn sinh vật phù du, cá nhỏ nhưng hiện vẫn có ít thông tin về cách loài sứa này sống sót, hoạt động cụ thể ra sao.
Lần gần đây nhất sứa ma được phát hiện là ở độ sâu 990 mét, hình ảnh do một robot nước sâu ghi lại được.
Theo các nhà khoa học, sứa ma khổng lồ dường như có ở tất cả các đại dương ngoại trừ Bắc Cực. Trước khi có robot dưới nước, các chuyên gia sử dụng lưới kéo để nghiên cứu các sinh vật biển sâu như Stygiomedusa gigantea.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.