Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cương quyết theo đuổi chương trình phát triển tên lửa, vũ khí hạt nhân.
Theo The Sun, hầu như toàn bộ các căn cứ quân sự Triều Tiên đều được bảo vệ ở mức nghiêm ngặt nhất, ẩn sâu dưới lòng đất và bên trong các dãy núi.
Một căn cứ quân sự lớn của Triều Tiên, đóng vai trò làm giàu uranium, nguyên liệu cho đầu đạn hạt nhân, lần đầu tiên được giới quan sát quân sự phát hiện vào năm ngoái.
Triều Tiên cũng che giấu nhà máy chế tạo máy bay bên trong một ngọn núi gần căn cứ không quân Panghyon.
Tiến sĩ James Hoare, người từng làm việc cho Đại sứ quán Anh ở Bình Nhưỡng nói: “Kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã làm chủ kỹ thuật cất giấu vũ khí dưới lòng đất”.
Ảnh vệ tinh cho thấy công trình mặt đất che giấu căn cứ ngầm Triều Tiên.
“Mỹ và các đồng minh có thể nắm rõ các vị trí quân sự trên mặt đất của Triều Tiên, có thể đặt ra nghi vấn về những công trình ngầm, nhưng không có gì đảm bảo rằng các đợt không kích có thể loại bỏ hoàn toàn cơ sở hạt nhân Bình Nhưỡng’, ông Hoare nhận định. “Khi đó, Mỹ đã kích động Triều Tiên trong khi chưa vô hiệu hóa được vũ khí hủy diệt trong tay nước này”.
Theo các nguồn tin, các tù nhân ở Triều Tiên đã phải đào đường hầm rộng gần 6 mét, sâu trong ngọn núi granite Mantapsan để Bình Nhưỡng thử kích nổ vũ khí hạt nhân.
Nhiều tù nhân đã qua đời vì nhiễm phóng xạ khi xây dựng bãi thử hạt nhân Punggye-ri.
Quân đội Mỹ ước tính, trên khắp đất nước Triều Tiên có từ 6.000-8.000 cơ sở bí mật dưới lòng đất. Những người đào tẩu đã giúp Mỹ xây dựng tấm bản đồ, phác họa vị trí các cơ sở này. Đa số căn cứ đều nằm bên dưới thủ đô Bình Nhưỡng, đóng vai trò như những căn hầm trú ẩn nếu chiến tranh nổ ra.
Triều Tiên cũng có khoảng 84 đường hầm bí mật giáp biên giới Hàn Quốc. Các đường hầm này giúp Bình Nhưỡng điều tới 30.000 quân sang quốc gia láng giềng chỉ trong một giờ.
Căn cứ ẩn sâu trong núi được Triều Tiên dùng để làm giàu uranium.
Một số đường hầm còn lớn đến mức đủ chỗ chứa cho xe tăng hoặc có đường ray xe lửa.
Cho đến nay, Hàn Quốc mới phát hiện được 4 đường hầm như vậy, và đã cho nổ tung, bịt kín lối ra.
Các tổ hợp tên lửa, pháo phản lực Triều Tiên luôn sẵn sàng nã đạn vào thủ đô Seoul của Hàn Quốc nếu chiến tranh nổ ra. Có thông tin nói, Bình Nhưỡng có đủ đạn pháo để “san bằng” cả Seoul.
Triều Tiên cũng cất giữ một số lượng vũ khí hóa học chưa xác định, ở các cơ sở quân sự tối mật dưới lòng đất.
Bản thân người cha của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, ông Kim Jong-il đã ra lệnh xây dựng căn cứ bí mật ở bên trong ngọn núi Trường Bạch, giáp biên giới Trung Quốc.
Các cơ sở quan trọng của Triều Tiên thường nằm ở khu vực ngọn núi gần biên giới Trung Quốc.
Cố lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành năm 1963 từng phát biểu: “Cả quốc gia cần phải sẵn sàng biến thành một pháo đài. Chúng ta phải đào sâu dưới lòng đất để tự bảo vệ chính bản thân”.
Thông tin về hệ thống hầm ngầm, căn cứ dưới lòng đất của Triều Tiên được báo Anh đưa ra trong bối cảnh Mỹ mới thử bom nhiệt áp lớn nhất lịch sử. Quả bom GBU-43B, hay còn gọi là “mẹ của các loại bom”, là vũ khí chuyên dùng để tiêu diệt mục tiêu lẩn trốn trong các đường hầm, căn cứ dưới lòng đất.
Tuy nhiên, tính khả thi của việc sử dụng vũ khí phi hạt nhân này trong môi trường chiến tranh vẫn còn là dấu hỏi. Vì kích thước và trọng lượng quá lớn, GBU-43B chỉ có thể lắp đặt trên các máy bay vận tải hạng nặng như C-130, vốn dễ dàng trở thành mục tiêu của hệ thống phòng không đối phương.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng các cố vấn hiện đang cân nhắc mọi lựa chọn có thể để giải quyết vấn đề Triều Tiên, bao gồm cả đợt tấn công phủ đầu.
Loại bom khổng lồ Mỹ mới ném xuống Afghanistan có những đặc điểm rất phù hợp để sử dụng nếu Mỹ muốn tấn công...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.