Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh nói như vậy khi trao đổi với phóng viên NTNN xung quanh quá trình tái cơ cấu các DNNN...
Thiếu bền vững
Thưa ông, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa công bố kết quả kiểm
toán năm 2012 về niên độ ngân sách 2011. Kết quả cho thấy việc thua lỗ, nợ nần
tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đặc biệt, số nợ của nhiều tập đoàn lên
tới 70% tổng nguồn vốn. Con số này
nói lênđiều gì, thưa
ông?
Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của Vinaconex là 81,7% (ảnh chụp khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính do Vinaconex làm chủ đầu tư). Huy Hùng
- Những con số mà KTNN vừa công bố rất quan trọng vì nó đã
"vén màn" một phần bức tranh hiệu quả hoạt động của các DNNN hiện
nay. Việc nợ nần của các tập đoàn cho thấy tính thiếu bền vững của DNNN.
Các DN
đã hoạt động, kinh doanh chủ yếu dựa trên vốn vay hoặc vốn chiếm dụng lẫn nhau.
Tâm lý kinh doanh bền vững ở đây đã bị lấn át, chèn ép bởi DNNN muốn làm ăn
theo kiểu "ăn xổi" với những nguồn vốn ngắn hạn. Chính điều này càng
đẩy các DNNN đi nhanh hơn đến bờ vực của sự tan vỡ, phá sản... Nếu không có những
đánh giá thật sâu sắc, đúng bản chất của hoạt động kinh doanh này thì sẽ có một
sự đổ vỡ hàng loạt của khối DNNN trong tương lai.
"Chúng ta vẫn giương cao khẩu hiệu các DNNN là nòng cốt của
nền kinh tế. Hãy nhìn lại "nòng cốt" ấy xem. Nếu nợ của DNNN mà lên
đến 70% nguồn vốn thì "nòng cốt" ấy xem ra chỉ còn nòng mà không còn
cốt nữa" TS Lê Đăng Doanh
|
Đây có phải là nguyên nhân mà có những tập đoàn, tổng công
ty kinh doanh vẫn có lãi nhưng rất thấp khi tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu chỉ ở mức dưới 5%?
- Đúng như vậy! Cũng vì làm theo kiểu "ăn xổi",
vay chỗ nọ đắp chỗ kia nên nhiều DNNN kinh doanh kém hiệu quả. Chưa kể, nhiều
khoản kinh doanh của các DN này đã không được tính hoặc được tính nhưng thiếu
minh bạch. DNNN sử dụng vốn nhà nước nhưng lại không phải trả cổ tức cho Nhà
nước. Đấy là điều hết sức kỳ lạ.
Nếu như họ phải trả cổ tức thì có lẽ sẽ chẳng
còn lợi nhuận nữa. Vậy thực chất, hiệu quả hoạt động của DNNN ở đây phải được
hiểu như thế nào?
Dư luận thời gian qua cũng bất bình về việc DNNN luôn kêu
lỗ, hoạt động khó khăn (như Petrolimex lỗ tới 1.671 tỷ đồng năm 2011) nhưng
lương của lãnh đạo DN vẫn cao ngất (từ 40 -50 triệu đồng/tháng). Phải chăng các
khoản lỗ, nợ đã có Nhà nước chịu, thưa ông?
- Ngay trong kết quả kiểm toán, KTNN đã công bố việc phân
phối quỹ tiền lương giữa các đơn vị trong các tập đoàn, tổng công ty và giữa
các bộ phận còn chưa hợp lý, chưa tương xứng với hiệu quả sản xuất kinh
doanh... Nhiều DN làm ăn thua lỗ nhưng lương của lãnh đạo lên tới 50-60 triệu
đồng/tháng, vậy tiền này ở đâu ra?
Những bất cập về mức lương hay thu nhập của
lãnh đạo các DNNN nếu không sớm được xem xét, điều chỉnh lại cho đúng với công
sức, hoạt động kinh doanh của DN thì không thể nói tới việc tái cơ cấu DNNN
thành công. Và chừng nào vẫn còn những DN "thuộc diện ưu tiên đặc
biệt", thu nhập của lãnh đạo các DN vẫnkhông cần phải căn cứ vào kết quả kinh doanh thì chúng ta vẫn sẽ chưa
thể thực hiện thành công quá trình tái cơ cấu DNNN.
Xóa bỏ những rào cản
Quả vậy, thực tế cũng đã chỉ ra việc tái cơ cấu DNNN hiện
nay về mặt cơ bản vẫn chỉ đơn giản là việc sáp nhập lại với nhau một cách cơ
học chứ chưa có đổi mới về chất. Ông đánh giá thế nào về nhận định này?
- Có quá nhiều vấn đề bất cập cần bàn nhưng tôi chỉ nói ngắn
gọn thế này: Nếu chúng ta không cố gắng vượt qua các rào cản hiện nay thì không
thể khởi động tiến trình tái cơ cấu DNNN. Chúng ta chưa "tái" được
cái gì cả mà nguyên nhân sâu xa lại bắt nguồn từ chính ý chí của chúng ta:
Chúng ta có định làm, có quyết tâm làm hay không?!
Có phải do thua lỗ, nợ nần; do nền kinh tế đang rơi vào
khủng hoảng, khó khăn đã cản trở tiến trình tái cơ cấu các DNNN như lý giải lâu
nay của chúng ta hay không, thưa ông?
- Về mặt kỹ thuật thì có thể nói như vậy. Nhưng việc tái cơ
cấu DNNN không phải phụ thuộc vào khó khăn mà ngược lại, có khó khăn thì mới
phải tái cơ cấu. Nó không phải là bữa cỗ mà ai cũng được mời đến để ăn. Phải
hiểu tái cơ cấu DNNN là phải đụng chạm, phải chấp nhận đau đớn, thiệt thòi,
phải có người không được ăn cỗ.
Vậy ai chịu đau, ai không được ăn cỗ là điều
chúng ta cần làm rõ để xóa bỏ những rào cản làm chậm tiến trình cải cách DNNN.
Tôi cho rằng, "lợi ích nhóm" hiện là một rào cản rất lớn và cũng rất
khó phá bỏ. Nên dù cho nhiều DNNN làm ăn thua lỗ, nợ nần nhưng chúng vẫn tiếp
tục được tồn tại, được cứu vớt và thậm chí nhận được những ưu ái hỗ trợ của Nhà
nước. Vốn tín dụng, các dự án đầu tư, tiền ngân sách... vẫn được rót cho các
DNNN để rồi "cục nợ" ngày một phình to ra.
Vậy theo ông, phải làm thế nào để thúc đẩy và thực thi hiệu
quả quá trình cải cách DNNN?
- Tôi cho rằng Chính phủ cần sớm công bố kết quả xử lý các
tập đoàn lớn, phân tích rõ nguyên nhân chậm triển khai quá trình tái cơ cấu,
làm rõ có hay không vấn đề "lợi ích nhóm", đồng thời chỉ đạo triển khai
tái cơ cấu quyết liệt hơn trong thời gian tới.
Để việc tái cơ cấu DNNN đem lại
hiệu quả thực sự, Chính phủ cần đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của DN trong
thời gian qua, công khai rõ năng lực và thực trạng của từng DN. Ngoài ra, Chính
phủ cũng cần tập trung thực hiện triệt để tái cơ cấu DNNN, đẩy mạnh cổ phần
hóa, thoái vốn ra khỏi các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành, công khai, minh bạch
thực trạng tài chính, năng lực các DN.
Xin cảm ơn ông!
Mai Hương (thực hiện) (Mai Hương (thực hiện))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.