Tại sao cây gậy của Lục Nhĩ Mỹ Hầu giống y như đúc Kim Cô Bổng?
Tại sao cây gậy của Lục Nhĩ Mỹ Hầu giống y như đúc Kim Cô Bổng?
PV
Thứ sáu, ngày 26/11/2021 16:32 PM (GMT+7)
Trong kiếp nạn gặp Lục Nhĩ Mỹ Hầu, câu hỏi khiến cho nhiều khán giả thắc mắc nhất là tại sao cây gậy của Lục Nhĩ Mỹ Hầu lại giống y đúc với gậy như ý của Tôn Ngộ Không đến vậy?
Tây Du Ký vốn dĩ từ lâu đã trở thành một bộ phim huyền thoại gắn liền với nhiều thế hệ. Bộ phim đã đi qua nhiều thập kỷ, thế nhưng khán giả vẫn nhớ như in từng chi tiết gắn liền với ký ức tuổi thơ. Tôn Ngộ Không cùng với sư phụ và các sư huynh trải qua nhiều kiếp nạn khốn khó mới lấy được chân kinh, trong đó không thể nhắc đến kiếp nạn gặp Lục Nhĩ Mỹ Hầu. Trong kiếp nạn này, câu hỏi khiến cho nhiều khán giả thắc mắc nhất là tại sao cây gậy của Lục Nhĩ Mỹ Hầu lại giống y đúc với gậy như ý của Tôn Ngộ Không đến vậy?
Kim Cô Bổng hay còn được gọi với cái tên quen thuộc hơn là gậy Như Ý thuộc sở hữu của Tôn Ngộ Không, có xuất xứ từ thủy cung của Đông Hải long vương. Ban đầu Tôn Ngộ Không ngao du dưới thủy cung để tìm kiếm một thứ vũ khí cho riêng mình.
Thế nhưng sau rất nhiều các loại vũ khí thần thông mà vẫn chưa chiều được ý của Ngộ Không, vợ của long vương bèn đưa cho Tề Thiên Đại Thánh một cột sắt thần được bỏ lâu dưới đáy biển. Ở hai đầu của Kim Cô Bổng là hai cái kim cô, ở giữa chính là một loạt ổ thiết, trên dọc thân có một hàng chữ “Như ý kim cô bổng. Nặng một vạn ba ngàn năm trăm cân”, trên thế gian vốn chỉ có một Kim Cô Bổng.
Tại kiếp nạn thật giả Mỹ Hầu Vương việc xuất hiện thêm một con khỉ giống hệt với Tôn Ngộ Không, không chỉ khiến cho Tề Thiên ngạc nhiên mà còn làm cho sư phụ Đường Tăng không phân biệt được đâu mới thật sự là đồ đệ của mình. Lục Nhĩ Mỹ Hầu với lông vàng kim cô Kim Tinh Hỏa Nhãn, khoác trên mình gắm vải áo cà sa, buộc vải da hổ, dưới trần cũng đạp một đôi ủng da.
Hình dáng không khác Tề Thiên Đại Thánh là bao, đến pháp thuật và ý nghĩ cũng đều là như nhau. Đặc biệt hơn, trong tay của Lục Nhĩ Mỹ Hầu cũng cầm một đầu Kim Cô Bổng- cây gậy mà chỉ có một trên đời. Lục Nhĩ Mỹ Hầu có thể tránh được pháp nhãn của Quan Thế Âm Bồ Tát, có thể qua mặt được gương ᴄһɪếᴜ ʏêᴜ của Lý Tịnh, đến ngay cả Ngọc Đế cũng không nhận ra.
Có thể thấy rằng, trong tất cả các yêu quái thì Lục Nhĩ Mỹ Hầu được xem là đối thủ vô cùng nặng kí đối với Tôn Ngộ Không. Cả hai đánh với nhau cả ngàn hiệp để phân thắng bại, thế những cũng chẳng thể phân biệt nổi đâu là thật, đâu là giả. Về sau để phân biệt đâu là Tôn Hành Giả thật cả hai con hầu tử đã cùng nhau bay đến Linh Sơn.
Tại kiếp nạn này Phật Tổ Như Lai đã nói rằng: “Cho ta xem Ngộ Không giả là Lục Nhĩ Mỹ Hầu, con yêu hầu này có thể biết được sự tình bên ngoài ngàn dặm, phàm nhân nói chuyện nó cũng có thể nghe được. Vì vậy Thiện Linh Âm có thể xem xét lý lẽ, biết rõ trước sau rõ ràng vạn vật, cùng với Ngộ Không thật giống nhau y như đúc gọi là Lục Nhĩ Mỹ Hầu”.
Sự xuất hiện của Gậy Như Ý thứ hai có phải là do sự sắp đặt?
Cây gậy mà Lục Nhĩ sử dụng được nhà văn Ngô Thừa Ân gọi là Tùy Tâm Thiết Can Binh. Đến đây người xem mới chợt nhận ra tại sao cây gậy chỉ có một trên đời này lại xuất hiện dưới tay của Lục Nhĩ Mỹ Hầu một lần nữa, là do ai tạo ra? Như Lai Phật Tổ đã đưa ra hai đáp án hoàn toàn khác biệt, một là hai lòng tranh đấu, Đức Như Lai đã nói là Tôn Ngộ Không bởi vì “chu diệp thảo khấu” bị Đường Tăng trục suất khỏi sư môn.
Tôn Ngộ Không nhớ mãi không quên công ơn của sư phụ, lại một phần bị tổn thương sâu sắc khi bị sư phụ của mình tuyệt tình. Hai loại tư tưởng này của Tề Thiên Đại Thánh đang kịch liệt đấu tranh không ngừng, thế nên mới xuất hiện Lục Nhĩ Mỹ Hầu như là bản sao cho hai loại tư tưởng này. Thứ hai là có Lục Nhĩ Mỹ Hầu tồn tại trên thế gian, thuộc về một trong Hỗn Thế Tứ Hầu, vì vậy thiện linh âm có thể xem xét hiểu được lý lẽ biết trước sau, rõ ràng được vạn vật.
Cả hai ý trên của Phật tổ Như Lai đã khiến không ít cho khán giả phải suy nghĩ và tranh luận. Nếu xét về đáp án thứ nhất của Phật tổ Như Lai thì Lục Nhĩ Mỹ Hầu chính là tâm ma của Tôn Ngộ Không. Kim Cô Bổng hoặc là có linh tính, Như Ý Kim Cô Bổng cùng Tâm Ý của Tôn Ngộ Không liên thông. Tôn Ngộ Không có thể biến hóa ra một Lục Nhĩ Mỹ Hầu thì Như Ý Kim Cô Bổng liền có thể huyễn hóa ra Tùy Tâm Thiết Can Binh. Hai chứ “Tùy Tâm” này đã cho thấy kiện binh khí này chính là sự biến hóa từ nội tâm của Tề Thiên Đại Thánh. Ngay khi Tôn Ngộ Không chiến thắng với tâm ma là Lục Nhĩ Mỹ Hầu, thì Tùy Tâm Thiết Can Binh cũng từ đó mà biến mất theo.
Thế nhưng xét theo ý thứ hai của Phật Tổ Như Lai nói trên, Lục Nhĩ Mỹ Hầu là có thật thì thật sự tồn tại hai cây Như Ý Kim Cô Bổng. Trong nguyên tác có một chi tiết rất đặc sắc cho rằng Kim Cô Bổng vốn là có hai người tạo ra đó là Thái Thượng Lão Quân và Đại Vũ. Có thể nói kiếp nạn “Thật giả Lục Nhĩ Mỹ Hầu” chính là đã được chủ nhân Tây Phương giáo và Thái Thượng Lão Quân thiết trí từ lâu, để tạo ra thử thách cho Tôn Ngộ Không.
Cho đến ngày nay, kiếp nạn này vẫn được khán giả nhớ mãi như một trận đấu so tài mạnh nhất từ trước đến nay của Tôn Ngộ Không. Bài viết trên cũng đã giải đáp được thắc mắc bấy lâu của người xem về sự giống nhau của gậy Như Ý Kim Cô Bổng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.