Tại sao lão rùa già ở Thông Thiên Hà tu hành 1.300 năm vẫn không thành hình người?
Tại sao lão rùa già ở Thông Thiên Hà tu hành 1.300 năm vẫn không thành hình người?
Thứ năm, ngày 14/12/2023 12:32 PM (GMT+7)
Lão rùa già đã tu hành suốt 1.300 năm còn giúp Đường Tăng đi qua sông Thông Thiên để lấy kinh nhưng tại sao lại chẳng thể tu thành chánh quả, trở thành người. Đây là do lão rùa già đã thiếu suy nghĩ trong một khoảnh khắc nhỏ.
Nhắc tới những yêu quái tốt bụng trong Tây Du Ký, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới yêu tinh cây ở núi Kinh Ức, bắt Đường Tăng về chỉ để ngâm thơ đối chữ, có người sẽ nghĩ tới Hoàng Sư Tinh mở yến tiệc còn bỏ tiền ra mua dê mua heo. So với những tên yêu quái ăn thịt người, tàn sát bách tính mà nói thì họ đều là những người hiền lành tốt bụng nhưng so với nhân vật được kể đến ngày hôm nay thì vẫn còn kém một chút.
Yêu quái này tốt bụng tới mức mọi người đã quên mất nó chính là một yêu quái, yêu quái này chính là lão rùa già chở Đường Tăng qua sông Thông Thiên. Có người nói nó không bị coi là yêu quái, nhưng nó cũng chẳng phải tiên, không lẽ chỉ là một loài động vật hiếm biết nói thôi sao? Vậy thì thà nói nó là một con yêu quái lương thiện còn hơn.
Những yêu tinh cây ở trên núi có lương thiện đến mấy, còn có cả Hạnh Tiên muốn động phòng với Đường Tăng, Hoàng Sư Tinh có tốt bụng đến mấy cũng vẫn ăn trộm vũ khí của Tôn Ngộ Không. Còn Lão Nguyên ở sông Thông Thiên chủ động đưa thầy trò Đường Tăng qua sông, những 800 dặm, nếu như ngồi thuyền cũng phải mất mấy ngày, thế nên điều này hoàn toàn có thể ghi công của Lão Nguyên. Nhưng tại sao một yêu tinh rùa tốt bụng như vậy đã tu hành 1.300 năm nhưng vẫn chưa thể tu thành hình người được? Nhìn lại những yêu tinh hay làm việc ác kia, vài trăm năm đã có được pháp lực cao cường, thế nhưng nếu như lọt vào mắt xanh của các thần tiên thì lại được rửa hết tội lỗi ví dụ như Hồng Hài Nhi.
Có lẽ việc xấu nhất mà Lão Nguyên đã làm đó chính là khi chở thầy trò Đường Tăng quay lại giữa đường đã hất họ xuống nước. Nhưng điều đó cũng không thể hoàn toàn trách nó, bởi ban đầu Đường Tăng đã hứa với nó khi tới Tây Thiên gặp được Như Lai sẽ hỏi giúp nó khi nào có thể tu hành được thành hình người, vậy mà Đường Tăng lại quên luôn chuyện này. Lão Nguyên đã nổi nóng, giữa đường hất họ xuống sông cũng không phải là quá đáng.
Trùng hợp cú hất này của Lão Nguyên lại là kiếp nạn thứ 81 của thầy trò Đường Tăng. Không lẽ Quan Âm thực sự vì thiếu một kiếp nạn mới để thầy trò Đường Tăng bị rơi xuống sông sao?
Trong cuốn ghi chép hành trình đi lấy kinh của Đường Tăng cũng đã có gợi mở về việc này. Quả thực, cái gọi là 81 kiếp nạn quả thực có hiềm nghi về việc cố tình tạo ra kiếp nạn cho đủ 81. Ví dụ như “kiếp nạn thứ 13: Hoàng Phong Quái, kiếp nạn thứ 14: thỉnh cầu Linh Cổ” tìm tới Quan Âm Bồ Tát nhờ giúp đã cũng được coi là kiếp nạn sao? Ví dụ như “kiếp nạn thứ 15 bãi cát lún, kiếp nạn thứ 16: thu phục được Sa Tăng” qua được bãi cát lún với thu được Sa Tăng cũng được coi là kiếp nạn sao? Những ví dụ như thế đều có không ít.
Thế nên, nếu để suy xét đến cùng thì Đường Tăng không hề chỉ thiếu một kiếp nạn, mà để đếm ra được số kiếp nạn thực sự cũng không khó. Chia 1 kiếp nạn thành 2 đã là được rồi, ví dụ như chia kiếp nạn thu phục Bạch Long Mã có thể biến thành một kiếp nạn mất đi bạch mã và một kiếp nạn thu phục Bạch Long Mã. Nếu như dựa theo cách tính đó thì có thể đếm thành 108 kiếp nạn ấy chứ.
Vì thế, kiếp nạn cuối cùng có thể có cũng có thể không cần, Quan Âm đã cố ý thêm vào, mục đích không phải là để thử Đường Tăng mà là thử Lão Nguyên. Nếu không thì trên đường đi lấy kinh có nhiều sông như vậy, tại sao Quan Âm Bồ Tát lại chọn sông Thông Thiên? Lựa chọn sông Thông Thiên chính là muốn độ cho Lão Nguyên - lão rùa già đã tu hành 1.300 năm này, cũng coi như là bồi thường cho việc năm xưa thú cưng Cá Vàng của mình đã làm hại người khác.
Nhưng Lão Nguyên đã không trải qua được thử thách ở sông Thông Thiên, đã hất thầy trò Đường Tăng xuống, điều này cho thấy tu hành của nó đã thiếu một chút gì đó, khiến nó không thể bước qua được ngưỡng cửa này. Bề ngoài là Lão Nguyên chở Đường Tăng qua sông, nhưng thực ra là Đường Tăng đã giúp nó, hay nói cách khác Lão Nguyên giúp đỡ Đường Tăng, cũng chính là giúp đỡ mình. Phật Pháp có câu: Nhất niệm siêu sinh, độ nhân tự độ. Đáng tiếc là Lão Nguyên không giúp thầy trò Đường Tăng qua sông lần nữa, cũng không thể tự giúp mình tu thành chính quả, vẫn chỉ là con rùa già 1300 tuổi.
Nhưng điều này cũng đã quá hà khắc với nó, 1300 năm tu hành chẳng lẽ không địch lại nổi một thử thách nhỏ sao? Đường Tăng thực chất cũng đã hiểu lý lẽ này nhưng tại sao lại không nói ra?
Vui lòng nhập nội dung bình luận.