Tại sao Mỹ dùng băng đạn AK-47 cho M16 trong CT Việt Nam?

Thứ bảy, ngày 17/06/2017 12:30 PM (GMT+7)
Quá bực mình trước những nhược điểm không thể chấp nhận của súng trường tấn công M16A1, lính Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam đã phải dùng băng đạn AK-47 để thay thế.
Bình luận 0

img

M16A1 là loại súng trường tấn công phổ biến nhất được trang bị đại trà cho toàn bộ binh lính Mỹ tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, khi phải đối đầu với khẩu AK-47 đầy uy lực của Liên Xô thì khẩu M16 đã bộc lộ quá nhiều nhược điểm và tỏ ra lép vế hoàn toàn. Nguồn ảnh: Flickr.

img

Sử dụng cỡ đạn 5,56mm có sức công phá yếu hơn AK-47 rất nhiều, bù lại, độ giật của khẩu M16A1 lại ít hơn nhiều so với khẩu AK và có tốc độ bắn nhanh hơn. Tuy nhiên, điểm yếu chí tử của khẩu súng này đó là dù có tốc độ bắn nhanh nó cũng chỉ được trang bị một hộp đạn 20 viên. Nguồn ảnh: BI.

img

Với hộp tiếp đạn 20 viên này, rõ ràng những người lính Mỹ chỉ cần "bóp cò cái rẹt là hết". Dù việc thiết kế băng đạn ngắn được cho là để binh lính dễ nằm rạp xuống dưới đất chiến đấu hơn, tuy nhiên việc băng đạn quá ngắn cũng đồng nghĩa với việc số lượng đạn cực kỳ ít ỏi. Càng phải thay đạn nhiều, người lính càng phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn vì khi đó họ gần như không có vũ khí trong tay. Nguồn ảnh: Youtube.

img

Rất nhiều ý kiến phàn nàn về băng đạn quá ít ỏi này đã được binh lính Mỹ ngoài chiến trường báo lên cấp trên, tuy vậy nhược điểm vốn dĩ có thể được khắc phục một cách dễ dàng này lại không được các hãng sản xuất vũ khí chú ý tới. Chính điều đó đã khiến các binh lính Mỹ tại chiến trường Việt Nam phải tự độ lại các băng đạn AK-47 chiến lợi phẩm để "nối dài" cho băng đạn M16A1. Nguồn ảnh: Wartool.

img

Mặc dù hai cỡ đạn không đồng nhất nhau, việc "độ chế" lại băng đạn cho khẩu M16A1 lại có vẻ khá đơn giản. Do hai loại đạn dành cho AK-47 và M16A1 có độ dài gần chênh lệch nhau, người lính cần phải sử dụng một đoạn nhôm mỏng để lót vào cạnh sau của băng đạn AK để lấp vào chỗ trống sẽ thừa ra khi họ lắp đạn khẩu M16A1 vào. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Hệ thống lò so đẩy đạn của băng đạn AK được giữ nguyên, không cần phải thay đổi. Khó nhất chính là thiết kế lại cơ cấu khớp nối giữa băng đạn và súng sao cho băng đạn AK-47 có thể dễ dàng lắp vào súng M16A1 một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Military.

img

Nhược điểm của khẩu M16A1 sẽ được khắc phục triệt để với kiểu chế độ này. Mặt trái của kiểu độ băng đạn này đó chính là khẩu M16A1 đã hay kẹt đạn rồi nay còn dễ kẹt đạn hơn do lò so của băng đạn AK-47 có lực đẩy mạnh hơn lò so của băng đạn M16A1. Thêm vào đó, với băng đạn này người lính sẽ rất khó tác chiến khi nằm bắn. Nguồn ảnh: Military.

img

Kiểu độ chế tự phát này lan tràn rất nhanh trong quân đội Mỹ khi tác chiến ở Chiến trường Việt Nam, nhất là với đặc tính bắn nhanh không cần ngắm chính xác, khẩu M16A1 với băng đạn AK-47 sẽ đảm nhận nhiệm vụ bắn lia, bắn áp chế một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: AR15.

img

Thông thường, băng đạn AK-47 có thể chứa được khoảng từ 30 tới 35 viên đạn M16A1, với những băng đạn RPD (có thể chứa 40 viên đạn AK) lại có thể chứa tới 50 viên đạn M16A1. Tuy nhiên việc sử dụng băng đạn RPD thường không được binh lính Mỹ áp dụng nhiều do nó khiến khẩu M16A1 trở nên quá cồng kềnh, hoàn toàn không thể sử dụng được khi nằm bắn. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Cho tới tận khi chiến tranh kết thúc, binh lính Mỹ vẫn không thể hiểu nổi tại sao một khẩu súng quá tồi tệ như M16A1 lại được chọn làm vũ khí cá nhân chính thức cho toàn bộ lực lượng Mỹ trên toàn thế giới thời bấy giờ. Thực ra, khẩu M16A1 không đến nỗi tệ như vậy, chỉ đơn giản là khi phải đặt lên bàn so sánh với khẩu AK-47 của Liên Xô thì M16A1 phải chịu sự lép vế hoàn toàn mà thôi. Nguồn ảnh: Military.

Tuấn Anh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem