Tên lửa giá 50.000 USD đã đánh chìm tàu 40 triệu bảng như thế nào?

Đại Dương (theo Sohu) Thứ năm, ngày 14/11/2019 16:33 PM (GMT+7)
Nếu nói về vũ khí trang bị, rất nhiều người đều thích đàm luận đơn thuần về tính năng. Tuy nhiên chiến tranh là một sự việc rất phức tạp, liên quan tới nhiều nhân tố, nhiều mặt, cần phải khảo sát rất nhiều tình huống.
Bình luận 0

Trong thực chiến thường phát sinh rất nhiều tình huống chưa lường trước được, gần như mỗi cuộc chiến tranh đều sẽ có những chỗ ngoài dự liệu. Chẳng hạn những năm 80 của thế kỷ trước cuộc chiến tranh Falklands đã thay đổi rất nhiều về cách nhìn của mọi người với chiến tranh hiện đại.

img

30 năm trước, việc thu hút sự chú ý nhất của cuộc chiến tranh đó có lẽ là tên lửa của Pháp chế tạo đã đánh chìm tàu khu trục của Anh. Lúc đó có tin tức khiến mọi người rất kinh ngạc và bất ngờ là một quả tên lửa giá 50.000 USD làm sao phá hủy được một mục tiêu đắt hơn nó gấp 800 lần?

Tàu khu trục Type 42 của Anh khi đó là một tàu khu trục vào loại tiên tiến nhất, làm sao lại bị một quả tên lửa đánh chìm? Nhưng đáng tiếc là hiện thực không thể thay đổi cũng không thể hoài nghi. Dưới những đòn tập kích của Không quân Arghentina, quân đội Anh tổn thất khá lớn, ngoài tàu khu trục Type 42 còn mất 2 tàu nữa và một tàu khác bị trọng thương.

Quân đội Arghentina giành được chiến thắng này, rút cục là vì có vận may hay điều đó là tất nhiên? Nếu chỉ xét từ góc độ kỹ thuật quân sự thì đây là phản ánh quan hệ mâu thuẫn trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, nó đúng với câu ‘đạo cao một thước ma cao một trượng’.

Nhiều người chỉ chú ý đến tính năng của tàu Type 42 tiên tiến thế nào. Điều này cũng không có gì sai bởi vì lúc đó hệ thống Aegis của Mỹ cũng chỉ vừa mới ra đời. Tàu Type 42 lúc đó được coi là tàu khu trục phòng không hạm đội tiên tiến nhất, đơn giá để đóng mỗi chiếc này là hơn 40 triệu bảng.

Nhưng ở chiều ngược lại, tên lửa Exocet cũng không thể đánh giá thấp. Đây là loại tên lửa chống hạm do Pháp chế tạo. Loại AM39 phóng từ máy bay mà quân Arghentina sử dụng là phiên bản đến năm 1979 mới phục vụ, được liệt vào loại sản phẩm mới nhất thời đó.

img

Trong diễn biến thực chiến, ngày 4/5/1982, hai chiếc máy bay Super Étendard do Pháp chế tạo có trong biên chế Arghentina - loại máy bay duy nhất có thể mang tên lửa Exocet ở thời điểm đó, đã phóng tên lửa Exocet vào hạm đội của Anh từ cự ly 30km. Cự ly phóng này tương đối thích hợp vì nó nằm ngoài tầm bắn của hỏa lực phòng không tầm gần của tàu chiến Anh. Các máy bay của Arghentina cũng duy trì độ cao chỉ 30m trên mặt biển và chỉ nâng độ cao lên 150 đúng hai lần khi phát sóng sục sạo mục tiêu và phóng tên lửa.

Do các máy bay bay thấp, radar hạm đội Anh dù có phát hiện được cũng không không có cách gì xử lý. Ngay cả ở độ cao 150m cũng vẫn thấp hơn tầm xạ giới thấp nhất của tên lửa phòng không trên tàu nên không có cách gì đánh trúng. Mục tiêu là tên lửa lại càng nhỏ, càng ẩn nấp và dùng tốc độ cao tiếp cận mạn tàu ở độ cao chỉ 5m so với mặt biển.

Tuy cuối cùng chỉ có 1 quả tên lửa bắn trúng tàu khu trục Type 42 và bản thân tên lửa cũng không phát nổ nhưng cú bắn đã gây ra vụ cháy lớn khiến tàu này cuối cùng cũng chìm. Vụ chìm tàu này là tàu chiến đầu tiên của Anh bị bắn chìm kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2.

Từ chiến lệ này có thể nói quân Arghentina không phải là may mắn mà trái lại còn có chút đen đủi. Hai quả tên lửa phóng ra chỉ có một quả trúng nhưng lại không nổ. Dù vậy tinh thần anh dũng và kỹ thuật cao siêu của phi công Arghentina đã phát huy tác dụng tương đối lớn. Họ đã áp dụng chiến thuật tốt, lựa chọn tốt và tập kích ở độ cao thấp, triệt để tận dụng sơ hở của quân đội Anh để giáng cho quân Anh một đòn trở tay không kịp.

Sự kiện này cũng chứng minh rằng yếu tố con người là một trong hai yếu tố quan trọng quyết định thắng bại. Không những chỉ cần sử dụng vũ khí chính xác mà quan trọng hơn là phải ứng dụng chiến thuật có tính sáng tạo. Đây là một điều quan trọng để giành chiến thắng trong thực chiến.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem