Thái hậu đáng thương nhất trong lịch sử Trung Hoa: Quỳ xin hàng hậu tha mạng cho mẹ
Thái hậu đáng thương nhất trong lịch sử Trung Hoa: Quỳ xin hàng hậu tha mạng cho mẹ
Thứ ba, ngày 19/11/2024 22:23 PM (GMT+7)
Dương Chỉ (259- 292) sinh ra ở Hoa Lâm, huyện Hồng Nông (nay là thành phố Hoa Lâm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc), là em họ của Dương Diễm Hoàng hậu, vị chính cung hoàng hậu đầu tiên của Tấn Võ Đế Tư Mã Viêm. Dương Diễm Hoàng hậu được Tấn Võ Đế hết mục sùng ái, bà là mẹ ruột của Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung.
Thái hậu đáng thương nhất trong lịch sử Trung Hoa: Quỳ xin hàng hậu tha mạng cho mẹ
Năm 274, Hoàng hậu Dương Diễm bệnh nặng. Trước khi lâm chung, bà đã hết lòng tiến cử em họ Dương Chỉ nhập cung làm kế hậu. Bởi vậy Dương Chỉ đã vào cung từ đây.
Dương Chỉ vốn xinh đẹp diễm lệ lại thông minh và đức độ nên bà nhanh chóng có được sự sủng ái của Hoàng đế. Sau đó, bà hạ sinh hoàng tử là Bột Hải Thương Vương Tư Mã Khôi. Nhưng đáng tiếc đứa trẻ yểu mệnh đã chết khi vừa tròn 2 tuổi.
Sự việc này đã khiến bà đau lòng trong một thời gian dài, về sau bà không mang thai một lần nào nữa. Chính vì thế, Dương Chỉ đã đặt hết mọi tâm tư của mình lên đứa con trai Tư Mã Trung của người chị họ Dương Diễm. Bà thường xuyên bảo vệ Tư Mã Trung trước mặt Hoàng đế.
Năm 276, Dương Chỉ đươc sắc phong làm Hoàng hậu, cha của bà là Dương Tuấn được phong làm Lâm Tấn Hầu, làm Xa Kỵ tướng quân, được Hoàng đế trọng dụng.
Đến năm 289, do ham mê quá độ, sức khỏe của Tư Mã Viêm lúc tốt lúc xấu nên đã giao việc triều chính cho Dương Tuấn, mình thì ở lại hậu cung dưỡng bệnh.Tháng 3 năm 290, Dương Tuấn vì muốn tranh quyền với trọng thần Vệ Cán, hắn thỉnh cầu Tư Mã Viêm hạ chiếu đoạt lại Phồn Xương Công chúa đã gả cho Vệ Tuyên con trai Vệ Cán. Kết quả làm cho Vệ Cán thoái vị, công chúa hồi cung, Vệ Tuyên vì ưu phẫn mà chết. Dương Tuấn cũng thay thế tất cả các thị vệ xung quanh Tư Mã Viêm.
Khi nhà vua phát hiện ra dã tâm của Dương Tuấn, đã hạ chiếu triệu gấp Nhữ Nam Vương tức tốc vào cung, nhưng chiếu thư này bị Dương Tuấn chặn được và mãi mãi bị chôn giấu. Sau này, Tư Mã Viêm mới biết thì đã không thể vãn hồi, vì thế mang theo tiếc nuối vô hạn mà băng hà.
Sau khi Tư Mã Viêm băng hà, Tư Mã Trung kế vị, Dương Chỉ được tôn làm Hoàng Thái hậu. Dương Tuấn là đại thần trong triều nên vào ở Thái Cực Điện, hàng ngày phê tấu chương nhưng không coi trọng Hoàng đế bởi Tư Mã Trung là một vị vua bất tài. Tất cả điều này đều không qua được mắt của Hoàng hậu Giả Nam Phong.
Theo sử sách mô tả, Giả Nam Phong là con gái của Giả Trung, là một người có vẻ ngoài không mấy xinh đẹp, dáng người thấp lùn, da đen, hay ghen tuông và có tâm địa giảo hoạt, độc ác, muốn tranh quyền. Vì bản thân không có con trai, nên mỗi khi các phi tử của Mã Gia Trung mang thai đều sẽ bị Giả Nam Phong làm hại. Tấn Vũ Đế khi biết chuyện đã rất tức giận muốn giam Giả Thị vào lãnh cung.
Mặc dù Hoàng thái hậu Dương Chỉ không có thiện cảm với Giả Nam Phong nhưng vì người này là chính thê của cháu trai nên bà đã cố hết sức khuyên can Tấn Vũ Đế. Kết quả Giả Nam Phong vẫn giữ được vị trí Thái tử phi của mình, tuy nhiên thay vì biết ơn, Giả Nam Phong lại cho rằng mọi việc đều là do Dương Chỉ hãm hại mình nên ôm hận trong lòng.Hoàng thái hậu Dương Chỉ lúc ấy không hay biết rằng lòng tốt của bà lại dẫn tới bi kịch sau này cho gia quyến và chính bản thân mình.
Vào năm 291, Giả Nam Phong lập mưu định tội Dương Tuấn mưu phản. Thái Hậu Dương Chỉ nghe tin, vạn phần lo lắng, trong lúc nguy cấp liền viết thư vào vải gấm "Cứu thái phó sẽ có thưởng", sai người buộc vào tên bắn ra ngoài cung để cầu cứu viện cho cha. Nhưng bức thư bị người thân cận của Giả hậu bắt đươc. Vốn hận Dương Thái hậu, Giả hậu lấy bức thư làm chứng cứ để vu khống Dương thái hậu cùng tội phản nghịch với cha.
Họ Dương bị tru di tam tộc, hàng ngàn người bị chết vì liên lụy. Sau khi Dương Tuấn vừa chết, Dương Thái hậu lập tức bị phế truất, và bị giam cầm ở cùng một chỗ với mẫu thân Bàng thị.Nhưng không bao lâu sau, Giả Nam Phong Lại lần nữa sai sử thân tín luân phiên thượng tấu, rốt cục khiến cho Tấn Huệ Đế đáp ứng phế truất Dương chỉ làm thứ dân, dời đến giam cầm tại thành Kim Dung, đồng thời lại hạ chiếu xử tử Bàng thị.
Trước khi Bàng thị sắp bị tử hình, Dương Chỉ ôm lấy bà khóc lớn, quay sang Giả Nam Phong cầu xin nể tình tha chết cho Bàng thị. Để biểu đạt thành ý, Dương Thái hậu không chỉ cắt tóc, bà còn quỳ xuống đất, khấu đầu trước con dâu tự xưng thần thiếp, cầu khẩn nàng buông tha cho mẫu thân mình.Đầu bà mỗi lần đập xuống đất còn vang cả tiếng thình thình… Giả Nam Phong lạnh lùng không tuân theo.
Sau khi Bàng thị chết, Dương Chỉ liên tục bị bỏ đói tám ngày rồi cũng qua đời. Khi ấy bà 34 tuổi, thời gian làm Hoàng hậu, Hoàng Thái hậu tổng cộng là mười lăm năm, vinh hoa phú quý, đau khổ đều nếm trải.
Dương Chỉ khi chết đã bi thảm sau đó bà còn chịu nhiều điều đau xót.Vì Giả Nam Phong sợ rằng Dương Chỉ sau khi chết sẽ tìm gặp Võ Đế cáo tội, cho nên trên quan tài của bà dán đầy linh phù trấn tà để phong ấn hồn phách của Dương Chỉ.
Vĩnh Gia nguyên niên (năm 307) Tấn Hoài Đế Tư Mã Xí khôi phục lại ngôi vị cho bà,từ đây Hoàng Thái Hậu Dương Chỉnhập thái miếu với Võ Đế hưởng thụ tế tự.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.