Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trước hết, nhất đẳng thị vệ đều có xuất thân từ các gia tộc thuộc Bát Kỳ Mãn Châu và Mông Cổ (hiếm có người Hán lên được chức vị này, trừ khi lập được công lao lớn cho triều đình), phải là những cao thủ giỏi nhất về võ nghệ và khả năng chiến đấu. Đặc biệt hơn nữa, ngoài bảo vệ Hoàng đế thì họ còn là những người bạn tâm giao, biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực của hoàng đế.
Nhất đẳng thị vệ là những người đã được huấn luyện vô cùng nghiêm khắc, ngoài võ thuật phải thành thạo đủ kĩ năng như cưỡi ngựa, bắn cung, kiếm thuật, thương pháp, đấu vật... Họ cũng được làm quen với nhiều chiến lược, chiến thuật, am hiểu địa hình, các nghi thứ, quy tắc... để có thể ứng biến trong mọi tình huống, bảo vệ an nguy cho hoàng đế bất kể khi nào, dù ở trong cung hay khi đi vi hành.
Một điều được xem là quan trọng nhất đối với nhất đẳng thị vệ chính là phẩm chất đạo đức. Họ không chỉ hội tụ các phẩm chất trung thành, dũng cảm, thận trọng mà còn phải luôn sẵn sàng hi sinh cho "thiên tử", dù sống hay chết, vinh hay nhục đều luôn tuân theo mệnh lệnh và sự sắp xếp của Hoàng đế.
Để nâng cấp hơn nữa khả năng chiến đấu của nhất đẳng thị vệ, họ còn được trang bị những thanh kiếm được chế tác đặc biệt bởi những thợ thủ công hàng đầu trong cung. Lưỡi kiếm được rèn từ loại thép chất lượng cao, độ sắc bén và sát thương không có gì để bàn cãi.
Trong trường hợp có người bất ngờ tiến tới vị trí của Hoàng đế thì nhất đẳng thị vệ sẽ dùng kiếm tấn công từ khoảng cách 5 bước chân. Thời vua Càn Long, kiếm của nhất đẳng thị vệ cực kì sắc bén nhưng sau đó cách chế tác của loại vũ khí này đã bị thất truyền. Do đó kiếm của thị vệ thời Gia Khánh không còn sắc bén và tinh xảo như những triều đại trước nữa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.