3 tỉ phú giàu nhất Trung Quốc, đáng chú ý có Jack Ma, ông chủ Aliababa (ngoài cùng bên phải).
Dưới sự dẫn dắt của Trung Quốc, lần đầu tiên trong lịch sử số lượng tỉ phú ở châu Á vượt Mỹ. Tổng tài sản của tỉ phú thế giới tăng 17%, lên mức 6.000 tỉ USD trong năm 2016, theo số liệu được công ty kiểm toán đa quốc gia PwC công bố.
Tờ SCMP cho biết, cứ vài ngày lại có một tỉ phú ở châu Á “ra đời”. Nếu tốc độ này được duy trì, châu Á sẽ vượt Mỹ trở thành khu vực có khối lượng tích tụ tài sản lớn nhất thế giới trong vòng 4 năm nữa.
Dù vậy, sự thật là những người giàu nhất ở Mỹ vẫn nắm số tài sản lớn nhất thế giới với trên 2,8 nghìn tỉ USD. “Sự ổn định chính trị ở Trung Quốc, sự gia tăng giá nhà ở tại thị trường đại lục, chi tiêu tăng, tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều và lượng mua hàng hóa rất lớn khiến sự thịnh vượng được nâng cao”, báo cáo của tổ chức AC World Index viết.
75% số lượng tỉ phú ở châu Á đến từ Trung Quốc và Ấn Độ. Số lượng tỉ phú ở châu Á hiện nay là 637 người, tăng 117 người trong năm vừa qua. Số tỉ phú tự thân sở hữu tài sản tăng nhanh hơn nhiều tỉ phú giàu có do thân thế. Mỹ chỉ góp thêm 25 tỉ phú trong năm vừa rồi.
Châu Âu có số lượng tỉ phú là 342 và nguyên nhân là bởi “các công ty nhận thấy kinh doanh ở châu Âu gặp nhiều khó khăn do rào cản văn hóa và quy định hà khắc”, công ty UBS thông báo.
500 người giàu nhất hành tinh có thêm 824 tỉ USD trong năm vừa rồi, tăng 19% so với năm ngoái, theo Bloomberg. Sự xuất hiện của nhiều tỉ phú khiến giá cả các sản phẩm nghệ thuật cũng tăng chóng mặt. Nhiều người siêu giàu coi sở hữu tranh, tượng đắt tiền là một biểu tượng quyền lực.
Bức tranh được tỉ phú Nhật Bản mua với giá trên 100 triệu USD.
Trong số 200 nhà sưu tập nghệ thuật hàng đầu thế giới, ¾ số này là các tỉ phú trong năm 2016. Tỉ phú Nhật Bản Yusaku Maeza là người chi nhiều tiền nhất trong năm qua khi bỏ tới 110 triệu USD mua bức tranh của danh dọa Jean-Michel Basquiat.
Chỉ trong 9 tháng năm 2017, cổ phiếu của tập đoàn bất động sản này tăng tới 450%.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.