Không chỉ Bách Hóa Xanh, nhiều chuỗi khác của Thế Giới Di Động như nhà thuốc An Khang, chuỗi điện thoại, điện máy tại Campuchia cũng ghi nhận những khoản lỗ lớn lên đến hàng nghìn tỷ đồng trong năm 2022. Đại gia bán lẻ này mạnh tay đóng bớt hoặc điều chỉnh kế hoạch mở rộng so với mục tiêu ban đầu.
Trong năm đầu tiên vận hành, Bách Hóa Xanh lỗ gần 55 tỷ đồng. Số lỗ liên tục tăng những năm tiếp theo và lỗ nhiều nhất trong năm 2022, lên đến 2.744 tỷ đồng. Tính đến nay, Bách Hóa Xanh lỗ lũy kế hơn 7.000 tỷ đồng.
Nhu cầu điện thoại, laptop giảm mạnh cùng với túi tiền ngày càng “teo tóp” của người dân đang giáng đòn nặng nề vào các ông lớn trong ngành thiết bị di động.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 của Công ty Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán: MWG) cho thấy các mảng kinh doanh mới của tập đoàn này đang là gánh nặng với các khoản lỗ lên đến hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm.
Trong quý 4/2022, Thế Giới Di Động ghi nhận doanh thu 30.878 tỷ đồng, giảm đáng kể so với cùng kỳ. Sau khi khấu trừ các chi phí, Thế Giới Di Động lãi ròng 619 tỷ đồng, giảm hơn 60% so với cùng kỳ năm 2021.
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động (HoSE: MWG) vừa công bố Báo cáo tài chính quý IV và luỹ kế cả năm 2022. MWG thu về lãi ròng 619 tỷ đồng trong quý, tương ứng giảm 60% so với cùng kỳ năm trước (Xét riêng tháng 12 thì giảm tới 79%). Đây cũng là quý MWG ghi nhận lợi nhuận thấp nhất từ quý III/2018.
Các "ông lớn" bán lẻ ICT & CE (điện thoại di động và điện máy) trong 6 tháng đầu năm 2023 có thể ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm, do đó, đây là cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn tích lũy cổ phiếu trong giai đoạn giá hấp dẫn trước khi lấy lại đà tăng trưởng lợi nhuận dương trong nửa cuối năm 2023.
Đầu năm 2023, các đại lý tung ra nhiều ưu đãi sốc để kích cầu thị trường, đơn cử tại Di Động Việt từ 0h ngày 1/1/2023 hàng ngàn deal giảm mạnh nhất năm sẽ được áp dụng, mức giảm lên đến hơn 60%, các thiết bị phụ kiện chỉ còn từ 49 ngàn.
Doanh thu tháng 11 của Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh giảm 22% so với cùng kỳ. Nguyên nhân ghi nhận sức cầu yếu hơn dự kiến ngay cả trong mùa cao điểm cuối năm.
Khi thị trường nội địa bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ông chủ 8X Nguyễn Lê Quốc Tuấn của Sông Hương Foods đã tìm cách mở đường cho công ty gia đình với việc đưa các loại mắm (mắm cà pháo, mắm tôm Bắc, mắm ruốc Huế, mắm ba khía…) sang Mỹ bán. Các loại mắm này được Kiều bào đón nhận hào hứng.