Thị trường BĐS phía Nam gặp khó, vì sao vẫn có nhiều DN trụ vững?
Thị trường BĐS phía Nam gặp khó, vì sao vẫn có nhiều DN trụ vững?
Lê Nguyễn
Thứ tư, ngày 27/05/2020 08:00 AM (GMT+7)
Ngay từ thời điểm đầu năm 2019, thị trường BĐS đã được dự báo sẽ là một năm nhiều thách thức. Thông tư 36 về siết tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đã trở thành trở ngại lớn đầu tiên cho thị trường khi vốn chảy vào lĩnh vực này sẽ trở nên chặt chẽ và khắt khe hơn.
Năm 2019 được xem là một năm kinh doanh khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) Việt Nam nói chung và doanh nghiệp BĐS phía Nam nói riêng. Hàng loạt các khó khăn được chỉ ra như: quy mô thị trường BĐS bị sụt giảm, nguồn cung mới hạn chế, tồn kho của nhiều doanh nghiệp BĐS còn lớn… Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã vượt khó, đạt kết quả kinh doanh tốt so với các năm trước.
Bất động sản phía Nam gặp kh
Ngay từ thời điểm đầu năm 2019, thị trường BĐS đã được dự báo sẽ là một năm nhiều thách thức. Thông tư 36 về siết tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đã trở thành trở ngại lớn đầu tiên cho thị trường khi vốn chảy vào lĩnh vực này sẽ trở nên chặt chẽ và khắt khe hơn.
Theo đánh giá của HoREA, thị trường BĐS TP.HCM bị sụt giảm mạnh nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở trong hai năm gần đây.
Còn tại TP.HCM, thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết: Từ tháng 10/2015 đến hết năm 2018, có đến 126 dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp bị ách tắc thủ tục đầu tư xây dựng và 158 dự án BĐS có nguồn gốc quỹ đất thuộc nhà nước quản lý phải rà soát lại thủ tục pháp lý, cá biệt có một số trường hợp thuộc diện phải thanh tra, điều tra.
Tháng 3/2019, lãnh đạo thành phố và cơ quan có thẩm quyền của Trung ương đã quyết định cho 124 dự án được vận hành trở lại, nhưng trên thực tế hầu hết các dự án này vẫn chưa hoạt động trở lại bình thường.
Kết quả là năm 2019, tính chung TP.HCM chỉ có 1 "dự án nhà ở thương mại có quyền sử dụng đất ở" được "chấp thuận chủ trương đầu tư", giảm 12 dự án, tương đương tỷ lệ 92%. Chỉ có 4 dự án nhà ở thương mại được "chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư", giảm 24 dự án, tương đương 85%. Chỉ có 16 dự án nhà ở thương mại được "chấp thuận đầu tư", giảm 64 dự án, tương đương 80%. Có 47 dự án với 23.485 căn hộ chung cư "đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai", giảm 14,1% so với năm 2018, bao gồm: căn hộ cao cấp 15.758 căn, chiếm tỷ lệ áp đảo lên đến 67,1%; căn hộ trung cấp có 5.284 căn, chỉ chiếm tỷ lệ 22,5%; căn hộ bình dân có 2.395 căn, chỉ còn chiếm tỷ lệ 10,2%.
"Trong hai năm gần đây, thị trường bất động sản TP.HCM bị sụt giảm mạnh nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở. Có nhiều dự án nhà ở bị "đứng hình" do không thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng, hoặc bị dừng triển khai" - Đánh giá của HoREA nhấn mạnh.
Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy tổng số giao dịch nhà đất thành công trong cả nước năm 2019 là 83.136 giao dịch, giảm 26,1% so với năm 2018. Những con số này khá đồng nhất với số liệu của Cục Đăng ký quản lý kinh doanh (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) là năm 2019, lĩnh vực BĐS có số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc bị giải thể cao nhất, với 598 doanh nghiệp BĐS đăng ký tạm dừng hoạt động, tăng 36,8% và 686 doanh nghiệp BĐS giải thể, tăng 39,4%, so với năm 2018.
BĐS Đất Xanh vẫn vượt khó thành công
Vượt qua những khó khăn, thách thức của thị trường, báo cáo kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp BĐS trong năm 2019 vẫn có những kết quả khá ấn tượng, đặc biệt là tăng trưởng của mảng môi giới như ví dụ từ Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã CK: DXG).
Cụ thể, năm 2019 doanh thu của Tập đoàn Đất Xanh đã đạt hơn 5.800 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 25% so với năm trước; lợi nhuận trước thuế đạt 2.389 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Trong đó, chỉ tính riêng mảng môi giới BĐS - vốn là trọng tâm của Đất Xanh thì doanh thu đạt đã hơn 2.800 tỷ đồng. Theo tổng kết về thị phần môi giới BĐS trong năm 2019 thì Đất Xanh chiếm khoảng 30%, số còn lại, phần lớn thuộc về gần 10 công ty môi giới BĐS khác.
Lý giải về nguyên nhân thành công này của Đất Xanh, nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, Đất Xanh có thế mạnh về khả năng phân phối 100% dự án, hay còn gọi là môi giới bao tiêu. Đó là một trong những lợi thế lớn và tất nhiên không phải bất kỳ doanh nghiệp BĐS nào cũng có thể tham gia thị trường này.
"Hoạt động này đòi hỏi ngoài uy tín thương hiệu trên thị trường dịch vụ bất động sản thì doanh nghiệp còn phải tham gia ngay từ đầu với các công đoạn từ tư vấn, thiết kế đến hoàn thiện cùng chủ đầu tư. Bên cạnh đó, họ còn phải có một hệ thống phân phối rộng khắp cả nước.", một chuyên gia BĐS lý giải.
Ngoài việc tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu trong mảng phân phối BĐS, Đất Xanh còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm thị trường cũng như nắm bắt được nhu cầu khách hàng; từ đó phát triển và khai thác hiệu quả quỹ đất. Đây cũng là tiền đề để Tập đoàn Đất Xanh chuyển mình từ nhà môi giới BĐS sang chủ đầu tư phát triển các dự án với quy mô vốn đầu tư gia tăng theo thời gian.
Việc duy trì và tăng trưởng ổn định các mảng dịch vụ và phát triển BĐS giúp cho Đất Xanh luôn được chú ý trên thị trường, nhất là mỗi khi thị trường có biến động theo chu kỳ. Lịch sử cho thấy, thị trường trầm lắng thì mảng dịch vụ môi giới lại lên ngôi vương, như năm 2008 và năm 2019.
Trong năm 2020, Đất Xanh dự kiến sẽ cung ứng ra thị trường hơn 10.000 sản phẩm đầu tư thông qua các dự án trọng điểm như: Gem Sky World ở Long Thành (92,2 ha), Gem Riverside (6,2 ha), Opal và 2 dự án căn hộ khác tại Bình Dương (tổng cộng 1,97ha)…, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của Đất Xanh trong việc trở thành nhà phát triển dự án hàng đầu tại Việt Nam.
Theo chia sẻ của lãnh đạo Đất Xanh, trong thời gian tới đơn vị này sẽ tập trung cho chiến lược dài hạn hơn, phát triển các quỹ đất có quy mô từ 100 - 200ha cho các dự án khu đô thị. Đồng thời, xin chủ trương đầu tư tại các địa phương để phát triển các dự án với quỹ đất mục tiêu 2020 sẽ có khoảng 4.000 ha để đảm bảo doanh thu ổn định trong tương lai.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.