Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ông Trung cho biết: “Hiện nay Cục BVTV vẫn chưa nhận được thông tin phản ánh từ các Chi cục BVTV ở địa phương về vụ nhãn Hưng Yên được xông lưu huỳnh để xoá đi các vết thâm nám, sạch vỏ và vụ sầu riêng nhúng phân bón lá ở Di Linh, Lâm Đồng. Có thông tin, chúng tôi sẽ có phản hồi để người sản xuất và người tiêu dùng an tâm”.
Ông Hoàng Trung- Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Bộ NNPTNT
Tuy nhiên, theo ông Trung, những thông tin trên báo chí phải đảm bảo tính chính xác, căn cứ đúng tình hình thực tế. Nếu không sẽ gây hậu quả khôn lường, chẳng hạn như vụ xoài được bọc túi ở Đồng Tháp vừa rồi, người nông dân một nắng hai sương mới thu hoạch thì dính phải tin đồn, điêu đứng vì không tiêu thụ được.
“Qua nhiều vụ việc, hầu như năm nào cũng có, báo chí khi đưa tin liên quan đến nông sản phải cực kì cẩn trọng. Phải có kiểm chứng cụ thể, hoá chất đó có nằm trong danh mục được cho phép không. Đưa những thông tin thất thiệt như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của nông sản Việt Nam”- ông Trung nói.
Theo ông Trung, chúng ta phải thực hiện rất nhiều thủ tục phức tạp, thời gian kéo dài có thể từ 5 – 10 năm, thậm chí 12 năm mới có được một loại nông sản, đặc biệt là trái cây được nhập vào các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật … Cánh cửa xuất khẩu vừa khơi thông cho người nông dân sẽ bị đóng lại một cách oan uổng khi bị chính thông tin của báo chí nước nhà đưa ra thiếu căn cứ.
Nói về bảo quản nông sản, đặc biệt là trái cây, ông Trung khẳng định: Từ xưa, người sản xuất đã có rất nhiều cách thức bảo quản mà không dùng thuốc hoá học. Đối với sản phẩm nông sản, đặc biệt là trái cây, người sản xuất có xu hướng xuất xanh, không đặt nặng vấn đề bảo quản mà chỉ thực hiện các biện pháp để kéo dài thời gian tiêu thụ. Chẳng hạn như vùng vải Thanh Hà ở Hải Dương hiện nay, bà con nông dân đã áp dụng khoa học kĩ thuật rải vụ.
“Trước đây chỉ thu hoạch một tháng là xong, nay họ trồng rải vụ, vải có thể thu hoạch luân phiên trong nhiều tháng, mang lại hiệu quả cao. Chỉ những kẻ trục lợi, ngâm tẩm các hoá chất để kéo dài thời gian phân phối mới làm những hành động như vậy”- ông Trung chia sẻ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.