Được sản xuất tại Tây Nguyên - thánh địa của cà phê Việt Nam, cà phê chồn được biết đến là một trong những loại đồ uống đắt nhất thế giới.
Hiện tại, trên thế giới, loại cà phê này có giá bán khoảng 3.000 USD/ 1kg, tương đương với gần 70 triệu đồng.
Cà phê chồn được biết đến lần đầu tiên vào khoảng năm 1616 tại Indonesia (Thời gian này, Indonesia đang là thuộc địa của Hà Lan - PV).
Những công nhân Hà Lan trồng cà phê trên các đảo Sumatra, Java, Sukawesia và tại đây, loài chồn ăn quả rất nhiều. Sau khi ăn cà phê, chúng thải ra hạt vẫn còn nguyên vẹn.
Những người công nhân tiếc rẻ đã mang những hạt cà phê này về rửa sạch, phơi khô và rang vàng và xay ra để uống. Thật bất ngờ, thứ đồ uống này có hương vị đặc biệt hơn cà phê thông thường khác.
Cà phê chồn xuất hiện từ đó.
Các nhà nghiên cứu về loại đồ uống này cho rằng, sau khi chồn ăn quả cà phê vào, trải qua quá trình lên men trong dạ dày của chúng, những quả cà phê đã vơi bớt đi phần nào chất acid cùng với đó hấp thụ hương vị tiết ra từ dịch dạ dày.
Theo một chủ quán chuyên về cà phê chồn tại Thành phố Pleiku, sau khi chồn ă quả cà phê, khoảng 4-5 giờ đồng hồ sau, chúng sẽ thải ra những hạt cà phê cùng với phân của nó.
Người thu hoạch sẽ gom loại "chất thải" này về, tách hạt và phân ra khỏi nhau sau đó đem rửa sạch, phơi khô và rang lên sẽ cho những hạt cà phê chồn nguyên chất.
Chờ chồn ngoài tự nhiên ăn quả sau đó nhả hạt sẽ mất rất nhiều công sức đi tìm, gom lại nên người dân đã nghĩ ra cách là nuôi chồn và cho chúng ăn quả cà phê.
Những con chồn được nuôi trong lồng để sản xuất loại đồ uống này.
Lý giải về sự đắt đỏ của loại đồ uống này, anh Tiến, chủ quán cà phê chồn tại Pleiku cho biết: Mỗi đêm, một con chồn chỉ bài tiết ra khoảng 1 lạng cà phê. Cả vụ cà phê, bình quân một con cho ra được 5-6kg sản phẩm.
Cũng chính vì thế, nó có giá đắt đỏ nhất nhì thế giới.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa sản xuất đại trà cà phê chồn mà chỉ bán theo số lượng nhất định theo đơn đặt hàng.
Chính vì sự quý hiếm nên cà phê chồn là loại cà phê duy nhất được phục vụ cho các Hội nghị toàn cầu như Asem, Asean, Oda.....cho các nguyên thủ Quốc gia đếm thăm Việt Nam.
Một vườn cà phê ở Gia Lai
Cà phê được sơ chế để trở thành thức uống thơm ngon.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.