Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc
Để vén bức màn che phủ lịch sử, hậu thế có thể cần khai quật lăng mộ những nhân vật lịch sử lớn, với hi vọng có thể làm sáng tỏ những bí ẩn của một giai đoạn đã qua. Vương triều được người Trung Quốc kỳ vọng khám phá nhất hẳn là Đại Tần. Và dường như tất cả những gì đã có của giai đoạn lịch sử này đều được đem theo vào lăng mộ của vị hoàng đế Tần Thủy Hoàng.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là lăng mộ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, đến nay đã trải qua hơn 2.000 năm.
Theo ghi chép lịch sử, công trình lăng mộ Tần Thủy Hoàng được xây dựng trong suốt 39 năm, do thừa tướng Lý Tư thiết kế, Thiếu phủ lệnh Chương Hàm giám sát công trình.
Công trình lăng mộ Tần Thủy Hoàng xây dựng trong hàng chục năm với số nhân công có lúc lên đến 800.000 người
Tổng cộng 720.000 nhân công đã được huy động. Số người được huy động lúc nhiều nhất lên đến 800.000 người, gần gấp 8 lần số người tham gia xây dựng kim tự tháp Khufu.
Có tin đồn lăng mộ Tần Thủy Hoàng từng nhiều lần bị đánh cắp, hủy hoại nhưng thất bại.
Sau khi nước CHND Trung Hoa thành lập (1949), các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc cũng đã tiến hành khai quật lăng mộ, hi vọng có thể làm sáng tỏ lịch sử văn minh triều Tần.
Nhưng sau nhiều thập kỉ khám phá, cuối cùng các nhà khảo cổ cũng chỉ đào được ngoại vi của lăng mộ vị hoàng đế này, tìm thấy những chiến binh cùng ngựa đất nung, ngoài ra chưa dám động vào bên trong lăng mộ.
Hơn nữa, sau nhiều lần thăm dò lăng mộ, chính quyền Trung Quốc đã nghiêm cấm việc tiến hành khai quật ở tầng sâu đối với lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Lý do được đưa ra là bên trong lăng mộ có nhiều cạm bẫy chết người. Trong đó có thứ còn kinh khủng hơn cả con sông thủy ngân.
“Lực địa từ” trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng được đánh giá là đáng sợ hơn cả dòng thủy ngân (ảnh minh họa)
Sau nhiều thập kỉ khám phá bằng công nghệ kĩ thuật cao hiện đại, các học giả đã phát hiện, gần 100 tấn thủy ngân được phân bố bên trong lăng mộ. Nếu không may xảy ra tai nạn hoặc buộc phải mở ra, nó có thể dẫn đến phá hủy toàn bộ lăng mộ.
Nhưng kỳ thực, liên quan vấn đề thủy ngân, hoàn toàn không phải là không có cách giải quyết, bởi vì chỉ cần cẩn trọng thăm dò vị trí của thủy ngân, là có thể làm cho thủy ngân thoát ra từ từ.
Thứ kinh khủng đáng sợ hơn cả thủy ngân, đó chính là “lực địa từ” ở bên trong lăng mộ.
Nói về sức mạnh của địa từ, có lẽ mọi người vẫn có chút mơ hồ, nhưng nói về nam châm thì chắc không ai xa lạ. Nam châm đã rất quen thuộc và hữu dụng trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, nó lại là thứ đáng sợ nhất.
Trên thế giới có nhiều nơi xảy ra thảm họa thiên nhiên đáng sợ, chính là do thay đổi của địa từ
Địa từ có sức hủy diệt ghê gớm. Trên thế giới, nhiều nơi xảy ra thảm họa thiên nhiên đáng sợ chính là do thay đổi của địa từ, công nghệ kĩ thuật hiện đại cũng bất lực trước nó.
Nam châm có hai cực âm dương, chúng ta cũng biết nguyên lí của lực hút và đẩy. Một khi thể tích của nam châm quá lớn, dưới tác dụng của lực giữa các nam châm khi chúng bị hút vào nhau, bất cứ thứ gì có độ cứng thấp hơn cũng sẽ bị kẹp nát.
Toàn bộ bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đều phân bố lực địa từ cực mạnh. Nếu không có biện pháp thích hợp mà cố mở nó ra, thì chắc chắn sẽ là sự hủy hoại cực lớn, thậm chí có thể thay đổi mọi thứ trong phạm vi bán kính hàng ngàn mét.
Kết quả là không chỉ việc khai quật khảo cổ thất bại mà còn gây ra tổn thất, thương vong khôn lường.
Hơn nữa, lực địa từ có thể sẽ thúc đẩy cuộc “bạo động” của quặng sắt và thủy ngân hiện phân bố dưới lòng đất trong lăng mộ.
Đó là lý do quan trọng nhất khiến cho vô số chuyên gia không dám động vào phía trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Có thể thấy vào thời điểm đó, Tần Thủy Hoàng đã tính đến tình huống lăng mộ bị khai quật. Ngoài ra, những biện pháp bảo vệ lăng mộ còn cho thấy năng lực của người thiết kế là thừa tướng Lí Tư cùng nhiều nhân tài Trung Quốc thời đó.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.