Tiết lộ bàng hoàng về vũ khí hạt nhân ở Nhật Bản

Thứ bảy, ngày 04/12/2010 19:00 PM (GMT+7)
Hiện nay, Nhật Bản đã có đủ mọi điều kiện để sản xuất, chế tạo ra vũ khí hạt nhân. Thậm chí, họ có thể bí mật chế tạo ra bom hạt nhân mà không ai biết
Bình luận 0

Thực chất, ngay từ khi Mỹ và Nhật cùng ký kết với nhau "Hiệp ước phi hạt nhân" thì việc sản xuất, thậm chí, chế tạo vũ khí hạt nhân hoàn toàn có thể được xúc tiến dưới "chiếc ô" bảo trợ của Mỹ.

img
Một tàu khu trục của Nhật khi cần có thể mang tới 200 đầu đạn hạt nhân.

Hưởng lợi từ "ô hạt nhân"

Trong "bóng mây đen" của chiến tranh lạnh, người Nhật đã núp mình dưới "chiếc ô hạt nhân" của Mỹ. Liên Xô (cũ) thời chiến tranh lạnh với nền quân sự hùng mạnh đã có thể chế tạo và sản xuất vũ khí hạt nhân, hơn nữa những loại vũ khí này có thế đánh thẳng đến những thành phố quan trọng của Mỹ.

Người Mỹ bắt đầu lo lắng. Đương nhiên, lúc này Mỹ đã nghĩ tới Nhật. Đơn giản là lãnh thổ Nhật rất thích hợp để cài đặt những hệ thống radar nhằm đối phó với Liên Xô.

Chính phủ Nhật đã chấp thuận hợp tác với Mỹ để xây dựng và lắp đặt hệ thống cảnh báo hạt nhân, đồng thời triển khai bố trí các hệ thống tên lửa đạn đạo nhằm răn đe Liên Xô lúc đó. Khi giải trình trước Quốc hội về việc cho phép Mỹ thực hiện một loạt những công việc trên, Chính phủ Nhật đã lý giải:

"Một là, radar cảnh báo không phải là vũ khí hạt nhân. Vì thế, không thể xem radar cảnh báo thuộc một bộ phận trong hệ thống vũ khí hạt nhân theo quy định. Hai là, Nhật không có vũ khí hạt nhân, vì thế phải dựa vào sức mạnh hạt nhân đến từ Mỹ. Điều này sẽ bảo đảm an toàn cho an ninh quốc gia".

Sau khi "Hiệp ước Bảo đảm an toàn Mỹ - Nhật" được ký kết, nhiều nhà phân tích trên thế giới khi đó đều hiểu rằng: “Đây thực chất là một hiệp ước bảo đảm an toàn về hạt nhân cho Nhật Bản, vì sau khi hiệp ước này được ký kết, quân đội Mỹ đóng quân tại Nhật Bản đã triển khai xây dựng một loạt hệ thống liên quan đến hạt nhân”.

Ngày 5-7-1974, tại phía Bắc hòn đảo Okinawa, Mỹ lần đầu tiên đã tiến hành thử nghiệm đầu đạn vũ khí hạt nhân, tuy nhiên thông tin này đã được Chính phủ Nhật giấu kín.

Sau đó, Nhật Bản còn cho phép Hoa Kỳ mang vũ khí hạt nhân vào các cảng thuộc Hạm đội 7 của nước này. Có thể lập luận, vì Nhật không thể được phép sản xuất vũ khí hạt nhân nên đã cho phép sự tồn tại loại vũ khí trong lãnh thổ nước mình. Đơn giản theo lý giải của Nhật là chỉ muốn giữ vững an ninh quốc gia khi có “những người láng giềng không mấy thân thiện".

Khi Mỹ xây dựng căn cứ để triển khai kế hoạch hạt nhân trên lãnh thổ Nhật Bản, Chính phủ nước này còn được Hoa Kỳ “lo hộ” về kinh phí, cơ sở, thông tin liên lạc, tình báo. Qua đó cho thấy, Nhật đã không mất gì nhiều nhưng lại "được" khá lớn trong cuộc "trao đổi" lần này.

“Cường quốc hạt nhân” tương lai?

img
Một trung tâm nghiên cứu năng lượng hạt nhân của Nhật
năm 1968.

Mặc dù chính quyền thời hậu chiến của Nhật luôn tuyên bố tuân thủ nguyên tắc "3 không" (không sở hữu, không sản xuất, không vận chuyển vũ khí hạt nhân), nhưng trên thực tế là Nhật đang trên con đường "tiến tới sản xuất" vũ khí hạt nhân.

Nhiều năm dưới sự “bao bọc” của Mỹ trong vấn đề nhạy cảm này, hiện Nhật được coi là một "tiềm năng mới" trong các “cường quốc hạt nhân” tương lai. Trong một chuyến thăm gần đây của chuyên gia an ninh cao cấp quốc gia Nga - Đại tướng Vladimir Biluowus đã phát biểu: "Tôi tin rằng chỉ trong vòng vài năm nữa, Nhật Bản sẽ trở thành một quốc gia có thể sản xuất vũ khí hạt nhân một cách xuất sắc".

Dưới chiếc ô "che chở" của Mỹ, Nhật đã không còn sợ bất cứ một lời đe doạ tấn công hạt nhân nào. Nền an ninh của Nhật trong thời gian chiến tranh lạnh đã được bảo đảm gần như tuyệt đối. Hơn nữa, dưới sự "bảo trợ" của Mỹ, Nhật đã được coi là đồng minh thân cận của một lực lượng được cho là hùng mạnh nhất thế giới. Cùng lúc đó, tại khu vực Thái Bình Dương, một loạt các vũ khí chiến đấu hạng nặng của liên quân Mỹ - Nhật như tàu chiến đấu mặt đất 107, tàu khu trục, tàu tuần dương cùng với siêu máy bay chiến đấu... tất cả đều có thể mang theo vũ khí hạt nhân và luôn túc trực sẵn sàng chiến đấu. ở một căn cứ quân sự khác trên đảo Misawa của Nhật luôn túc trực 100 máy bay chiến đấu F15 và F16 cũng rất có thể mang vũ khí hạt nhân. Những loại máy bay này có bán kính bay có thể vươn tới Trung Quốc, Triều Tiên và vùng biển phía Đông của nước Nga.

Theo đánh giá của các chuyên gia về quân sự của Nhật, nếu xét điều kiện về nguyên liệu, kỹ thuật và vấn đề tài chính, Nhật đã có đủ khả năng để sản xuất ra vũ khí hạt nhân.

Năm 1994, Hiệp hội năng lượng nguyên tử của Nhật Bản đã ký lại quy định từ năm 1987 về việc Kế hoạch dài hạn cho việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển năng lượng hạt nhân.

Cũng trong năm này, Thủ tướng Chính phủ Nhật khi đó là ông Tsutomu Hata khi trả lời báo chí đã thừa nhận rằng: "Nhật Bản quả thực có đủ năng lực để chế tạo vũ khí hạt nhân".

Ngày 19-7-1999, hai tàu chứa đầy nhiên liệu hạt nhân từ một cảng của Anh đã bí mật trốn sang Nhật Bản. Theo thông tin được đưa ra sau đó thì số nhiêu liệu hạt nhân này đủ để chế tạo ra 60 quả bom nguyên tử có sức công phá ghê gớm.

Sau khi thông tin này lan truyền ra, lập tức dư luận thế giới đã lên tiếng gay gắt, yêu cầu Nhật Bản phải làm rõ thông tin này. Tuy nhiên Chính phủ Nhật đã bác bỏ thông tin trên là "không có căn cứ".

Theo nhiều chuyên gia đánh giá, dưới sự giúp sức của Mỹ, hiện nay nền công nghiệp hạt nhân của Nhật đã có lịch sử hình thành và phát triển khá "hoành tráng".

Năm 1954, Nhật bắt đầu tiến hành nghiên cứu năng lượng nguyên tử, năng lượng hạt nhân. Năm 1966, ngành công nghiệp điện hạt nhân bước vào giai đoạn ứng dụng. Năm 1972, các tàu biển của Nhật đã được chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Tháng 12-1996, đã có hơn 600 đơn vị quân đội của Nhật cùng tiến hành nghiên cứu về năng lượng hạt nhân. Đồng thời cũng trong năm này đã có 51 bộ thiết bị điện đầu tiên chạy bằng năng lượng hạt nhân. Hiện nay nếu xét về năng lực chế tạo điện hạt nhân thì Nhật đang đứng thứ 4 trên thế giới.

Với những thành tựu trong việc nghiên cứu năng lượng hạt nhân của mình, năm 2005, thời báo nổi tiếng của nước này có tên "Bảo Thạch" đã tiết lộ: "Nhật Bản chỉ cần mất 183 ngày để chế tạo thành công bom nguyên tử".

Không những thế, một chuyên gia tình báo của Anh cũng đã có nhận xét rằng: "Hiện nay, Nhật Bản đã có đủ mọi điều kiện để sản xuất, chế tạo ra vũ khí hạt nhân. Thậm chí, họ có thể bí mật chế tạo ra bom hạt nhân mà không ai biết".

Theo Đời sống pháp luật
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem