Tỉnh bắc giang

  • Chuẩn bị cho thị trường dịp Tết Nguyên Kỷ Hợi 2019, gia đình chị Nông Thị Lợi, thôn Thanh Văn 1, xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) nuôi hơn 12.000 con gà trống thiến các loại. Đây cũng là trang trại lớn nhất của tỉnh Bắc Giang nuôi loại gà trống thiến.
  • Vượt lên sự nghiệt ngã của số phận, chàng trai Nguyễn Minh Nhật (SN 1980) ở thôn Khánh Vân, xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) khiến nhiều người cảm phục nghị lực khi anh chiến thắng thương tật, làm chủ cuộc sống. Với nghề buôn tóc qua mạng, mỗi tháng chàng trai khuyết tật Nguyễn Minh Nhật kiếm được cả chục triệu đồng.
  • Rừng Khe Rỗ, xã An Lạc, huyện Sơn Động (Bắc Giang) mùa này có muôn loài hoa dại đua hương, khoe sắc. Đàn ong khoái cũng theo đó mà kéo nhau về xây tổ và luyện mật. Đồng bào dân tộc Tày, Nùng theo hướng bay của ong khoái đi săn mật ngọt. Để lấy được sản vật có giá trị cao này, những người thợ ong với bản lĩnh, kinh nghiệm dù dày dạn cũng gặp không ít gian nan, nguy hiểm.
  • Từ cuối thu, chim trời bắt đầu di cư cũng là thời điểm hoạt động săn bắt loài động vật này trở nên sôi động. Với kiểu đánh bắt tận diệt, chim ngày càng vắng bóng nơi đồng quê và trở thành đặc sản trên bàn nhậu.
  • Từ năm 2015 đến nay, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã hỗ trợ 5 hợp tác xã (HTX) và 2 tổ hợp tác tiếp cận giống mới, kỹ thuật canh tác hiện tại, nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhờ vậy, kinh tế tập thể của huyện ngày càng phát triển.
  • Huyện Sơn Động có diện tích rừng tự nhiên trên 35.300ha, lớn nhất tỉnh Bắc Giang; ngoài ra, huyện còn có trên 26.500ha rừng trồng và gần 8.600ha đất lâm nghiệp chưa có rừng.
  • Nhờ mô hình nuôi tắc kè, anh Ngọc Văn Viên (SN 1989, thôn Thượng, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) thu lãi khoảng 500 triệu đồng/năm. Anh Viên bán tắc kè thương phẩm với giá 250-350 ngàn đồng/con. Ngoài tự nhiên, tắc kè chỉ kêu từ tháng hè đến hết thu (tháng 5 đến tháng 10). Vào thời kỳ này người ta tổ chức đi bắt. Vào mùa khác, người ta dựa vào phân tắc kè mà đi tìm nơi chúng ở.
  • Theo lý giải của người dân huyện Yên Dũng (Bắc Giang), sở dĩ gọi là cua Da vì chúng có lớp da trên càng. Chân cua Da dài, 2 càng có lớp lông giống như rêu bám vào...Loài cua Da là sản vật ngon nức tiếng của đất Yên Dũng.
  • Ngựa bạch, lợn rừng, thỏ, loài dúi rừng ăn tre nứa... là những mặt hàng đắt khách trong dịp Tết cổ truyền. Thời điểm này, nông dân trong tỉnh Bắc Giang đang dồn sức chăm sóc đàn vật nuôi đặc sản, chuẩn bị đưa ra thị trường sản vật chất lượng tốt nhất.
  • Xuất thân tại một vùng quê nghèo, vùng sâu vùng xa của thôn Trại Mít xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, ông Luyến quyết tâm làm giàu từ kinh tế trang trại. Ông Lê Văn Luyến đã nhiều lần trắng tay nhưng hiện nay cơ ngơi của ông cũng đáng để nhiều người mơ ước. Làm được điều này chính là nhờ 10 con gà lôi mua về nuôi thử của ông Luyến trước đây.