Tỉnh Bến Tre

  • Tháng 7-2018, Câu lạc bộ (CLB) Nông dân tỷ phú tỉnh Bến Tre được thành lập, ban đầu là 20 thành viên. Đây là CLB tỷ phú đầu tiên được ra đời ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. CLB đã quy tụ những nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, có nhiều cách làm hay, sáng tạo và đạt doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên. Trong đó, có mô hình chuyên trồng dừa xiêm xanh của ông Trần Văn Thạnh, ngụ ấp Bình Thạnh, xã Bình Phú, TP. Bến Tre (tỉnh Bến Tre).
  • Anh Quách Minh Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre khởi nghiệp làm giàu khác người với một sản phẩm độc đáo, lạ lẫm-đó là đem trái dừa dứa nướng lên và bán. Với cách làm này, giá bán 1 trái dừa dứa cao hơn và lượng tiêu thụ cũng rất "hút hàng".
  • Chơi hụi là hình thức góp vốn xoay vòng mang tính tương trợ lẫn nhau, người tham gia có thể tiếp cận vốn để phát triển kinh tế gia đình. Chính vì dễ tham gia nên chủ hụi đã lợi dụng lòng tin của một bộ phận người dân tổ chức nhiều dây "hụi ma" với mục đích lừa đảo, khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần, phá sản.
  • Chưa lúc nào người dân xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre lại có được mùa bội thu củ sắn (củ đậu) như năm nay, vừa trúng giá, lại trúng mùa. Vì thế đi trên những con đường huyết mạch hướng ra biển, chúng tôi bắt gặp khí thế lao động, mua bán củ sắn rất sôi động. Hàng chục trạm thu mua củ sắn được dựng lên theo các tuyến đường. Trên những cánh đồng to, rộng, người nhổ củ sắn dầy đặc với không khí rất khẩn trương.
  • Mới đây, anh Đặng Văn Hoàng, ấp Tân Quí, xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã thành công trong việc nhân giống lươn đồng, nuôi dưới tán dừa. Nhiều người thăm quan bảo anh Hoàng làm chuồng nuôi lươn "xập xệ, tạm bợ" mà lại có khoản lời mỗi năm 200 triệu đồng từ bán lươn...
  • Mạnh dạn bỏ công việc ổn định tại một doanh nghiệp, Lê Thị Huế My cùng chồng là Lê Trọng Hiếu, đã về quê ở xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, mở xưởng sản xuất các dòng máy chạm gỗ, tiện gỗ tự động hóa. Đặc biệt hơn, những chiếc máy này đã biến những miếng gáo dừa thành sản phẩm thủ công tinh xảo, đẹp mắt.
  • Đó là mô hình trồng dừa xiêm lùn của gia đình ông Nguyễn Quốc Trung, ấp Lân Bắc, xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre). Ông Trung có 3 công trồng dừa xiêm lùn, mỗi năm thu 1.800 trái, ông không bán mà để làm giống bán cây mỗi năm thu được 400 triệu đồng.
  • Ở ấp lao Phú Bình, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre có ông nông dân tự mày mò lai tạo giống mít ra trái "khổng lồ". Giống mít này có nhiều ưu điểm tuyệt vời như trái rất sau, trái bự "khổng lồ", bảo quản được lâu, dễ vận chuyển, mùi thơm, nhiều múi và bán đắt gấp rưỡi so với mít Thái. Trồng có 200 cây mít giống mới này mà anh nông dân này lời gần 1 tỷ đồng mỗi năm.
  • Chị Phạm Kỳ Kiều Em, ấp Khánh Hội Đông, xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành (Bến Tre) hiện đang nuôi 130 bể lươn giống. Mỗi bể lươn giống chị thả với tỷ lệ 15 con cái kèm 5 con đực. Từ mô hình nuôi lươn giống, mỗi năm gia đình chị có thu khoảng 400 triệu đồng.
  • Ông Nguyễn Thanh Sơn ở ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách (Bến Tre) là chủ nhân của giống mít nghệ Thanh Sơn...Trái mít nghệ nhà ông Sơn rất khủng, có trái nặng tới 40 ký, múi mít cũng rất khủng, nặng tới 2 lạng 1 múi...