Tỉnh hưng yên
-
Từ chăn vịt mà cuộc sống trở nên khấm khá thì đã có nhiều người, nhưng chăn vịt mà xây được nhà lầu, mua xe hơi, được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba thì có lẽ ít người được như anh Ngô Đức Thắng ở thôn Cốc Khê, xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động (Hưng Yên).
-
Với cách làm sáng tạo, Hợp tác xã Thủy sản Hưng Phát (Hưng Yên) đã xây dựng được mô hình nuôi cá kiểu "sông trong ao", liên kết sản xuất - kinh doanh thủy sản hiệu quả, khẳng định hướng đi đúng đắn và vững bền.
-
Trong khi nhiều hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hưng Yên gặp khó khăn về vốn, lĩnh vực hoạt động bị thu hẹp thì Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Xuân Quan (huyện Văn Giang) lại ngày càng phát triển, góp phần cùng địa phương hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).
-
Ông Nguyễn Văn Vui ở thôn Nhân Nội, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên bật mí: “Bằng cách nuôi gối đàn và nhốt chuồng vỗ béo 40 con bò Brahman đỏ, mỗi tháng gia đình ông xuất bán ra thị trường được 10 con bò thịt, doanh thu hơn 300 triệu đồng, lợi nhuận ngót 10 triệu”.
-
Những năm qua, có hàng nghìn lượt hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên được vay vốn từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) để phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập. Đặc biệt, thông qua nguồn vốn này, tại các địa phương đã hình thành tổ hợp tác hay các nhóm hộ hợp tác liên kết với nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
-
Tôi gặp Ngô Đức Thắng tại Hội nghị đại biểu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ V, giai đoạn 2012 - 2017 do Hội Nông dân Việt Nam tổ chức vào tháng 9.2017. Khi ấy Thắng là nông dân duy nhất của tỉnh Hưng Yên và là một trong 20 nông dân tiêu biểu toàn quốc vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
-
Mặc dù có một công việc ổn định tại Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông ở thành phố nhưng anh Đỗ Ngọc Quyền, 34 tuổi, thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên (Hưng Yên) lại quyết định bỏ về quê nuôi cá lăng sông. Ban đầu nhiều người "mắng vốn" anh là "gã khùng", nhưng giờ đây nhờ nuôi cá lăng sông theo tiêu chuẩn VietGAP mà mỗi năm gia đình anh Quyền lãi 300 triệu đồng.
-
Nhờ nuôi đàn gà có bước đi "khệnh khạng" vì cặp chân voi-gà Đông Tảo mà chị Nguyễn Thị Cúc, thôn Bùi Bồng, Dương Quang, huyện Mỹ Hào (Hưng Yên) mỗi năm “bỏ túi” hàng trăm triệu đồng. Cũng nhờ nuôi loài gà chân voi bước đi "khệnh khạng" này mà bà mẹ này xây được nhà to khang trang và có tiền cho 2 con trai đi du học ở nước ngoài...
-
Sau nhiều năm bươn trải bên ngoài với đủ thứ nghề cực nhọc, nhưng không khá, gia đình vẫn túng thiếu. Nhiều đêm mất cả ngủ, ông Lê Văn Thân, thôn 4, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã quyết tâm về nhà xây dựng trang trại vườn ao chuồng (VAC). Đến nay, ông đã thành công với mô hình dưới ao thả cá, trên vườn trồng xoài kết hợp nuôi 2 loài 4 chân là dê và cừu và thật mừng trang trại có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.
-
Những ngày cận Tết, các thành viên của HTX Chăn nuôi và Kinh doanh gà Đông Tảo, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) tất bật thịt gà, giao hàng cho khách đặt. Khác với mọi năm, HTX có thêm sản phẩm gà được làm thịt sẵn, đóng gói có nhãn hiệu, chứng nhận VietGAP đầy đủ và giao tới tận tay người tiêu dùng chỉ qua một cú "alo".