Tỉnh Lai Châu

  • Phát huy tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, những năm qua, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, đã giúp người nông dân phát triển hiệu quả nghề nuôi cá lồng, đánh bắt thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống người dân.
  • Sau khi một số người dân ở bản Ngài Thầu Cao (xã Khun Há, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) tìm được nhiều củ sâm tự nhiên quý, hiếm với hàng chục năm tuổi có giá từ vài triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng, các hộ đã tự trồng hơn 2.000 cây sâm ở khu rừng già của bản.
  • Từ lâu bản Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) được coi như “thủ phủ” của loài hoa địa lan Trần Mộng. Địa lan Không những mang lại hương sắc cho nơi đây còn giúp nhiều gia đình có nguồn thu cao kinh doanh loài hoa này. Tuy nhiên, năm nay số lượng địa lan bán ra thị trường ít, nhất là những chậu hoa đẹp, số lượng hoa lớn khan hiếm hơn.
  • Mỗi lần thu hoạch chuối, nông dân huyện Phong Thổ (Lai Châu) thường không xử lý phần gốc vì để hoai mục thành phân hữu cơ trong đất. Mấy năm gần đây, củ chuối đã trở thành một mặt hàng bán chạy giúp bà con thêm thu nhập.
  • Là loại cây dược liệu, gia vị dễ trồng, giá trị kinh tế cao, những năm qua, thảo quả góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
  • Dự án Khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt chủ trương đầu tư, có tiến độ hoàn thành giai đoạn 1 là cuối năm 2013 nhưng phải tới đầu tháng 9/2019 vừa qua, Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Pusamcap Lai Châu mới khai trương giai đoạn 1 của dự án này.
  • Các cơ quan chức năng của tỉnh Lai Châu không chỉ “ưu ái” cho nhà đầu tư Dự án "Khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên" được điều chỉnh giãn tiến độ nhiều năm, được sử dụng đất rừng phòng hộ mà còn được thuê đất với giá thuê 1m2 đất trong một năm chưa bằng giá cốc trà đá.
  • Đỉnh đèo Hoàng Liên (tên gọi khác là đèo Ô Quý Hồ) - một trong tứ đại đỉnh đèo khu vực phía Bắc "mọc" lên Khu du lịch sinh thái của Công ty CP Pusamcap Lai Châu. Công trình này còn hoành tráng hơn cả Panorama Mã Pì Lèng khiến dư luận bức xúc thời gian qua.
  • Sau một năm thành lập, đi vào hoạt động, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (KSBT) tỉnh Lai Châu đã vượt qua nhiều khó khăn, giành được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh ngày một nâng cao.
  • Trở lại huyện nghèo biên giới Mường Tè, tỉnh Lai Châu sau 10 năm, chúng tôi cảm nhận được bước chuyển mình mạnh mẽ trên các lĩnh vực của một huyện nghèo vùng biên giới.