Mối nguy cờ bạc trá hình ở hồ công ích giữa Thủ đô: Trách nhiệm với những tài sản công thuộc về ai? (Bài 4)

Văn Hoàng Thứ năm, ngày 08/09/2022 06:08 AM (GMT+7)
Không chỉ biến hồ nước, khuôn viên công viên thành của riêng mình để thu lợi bất chính, nhiều hồ nước điều hòa công ích ở Hà Nội đang bị ô nhiễm, lấn chiếm bởi một số "người nhà hồ" tổ chức câu cá có thưởng trái phép "nhờ" sự thiếu quyết liệt xử lý của các cơ quan có trách nhiệm.
Bình luận 0

Nhiều đơn vị quản lý hồ công ích nhưng vẫn để xảy ra tình trạng tổ chức câu cá trúng thưởng trái phép.

Nhiều "quan" quản một hồ

Trước tình trạng thả cá, câu cá có thưởng trái phép diễn ra tại hồ Định Công thuộc phường Định Công thời gian dài, gây ảnh hưởng đến công tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn phường Định Công, từ cuối năm 2020 địa phương này đã có văn bản gửi các cơ quan liên quan đề nghị chấn chỉnh tình trạng này.

Cụ thể, UBND phường Định Công đã ra văn bản số 568/UBND ngày 14/10/2020 gửi Sở Xây dựng Hà Nội; Phòng Quản lý Đô thị quận Hoàng Mai; Công an quận Hoàng Mai; Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội; Xí nghiệp quản lý duy tu hồ.

UBND phường Định Công xác định, qua công tác kiểm tra có hiện tượng thả cá và câu cá tại hồ Định Công gây mất an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh đô thị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước.

Tổ chức câu cá có thưởng trái phép của người người nhà hồ (Kỳ 4): Trách nhiệm với những tài sản công của thủ đô - Ảnh 1.

Tấm biển cấm "bất lực" trước nhóm "người nhà hồ" và cần thủ câu cá tại hồ Định Công. Ảnh: Văn Hoàng

UBND phường Định Công đã đề nghị Sở Xây dựng Hà Nội chỉ đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, Xí nghiệp quản lý duy tu hồ có biện pháp quản lý, duy tu duy trì, bảo vệ hồ Định Công theo đúng Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND do UBND TP Hà Nội ban hành ngày 19/9/2016 về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trước đó, ngày 19/9/2016 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND do UBND TP Hà Nội ban hành về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, Xí nghiệp Quản lý duy trì Hồ - thuộc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội là đơn vị quản lý trực tiếp các hồ khác trên địa bàn TP Hà Nội.

"Vì vậy, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, Xí nghiệp quản lý duy tu hồ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc để xảy ra tình trạng câu cá và các vi phạm liên quan ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nước" - văn bản của UBND phường Định Công nêu.

Tổ chức câu cá có thưởng trái phép của người người nhà hồ (Kỳ 4): Trách nhiệm với những tài sản công của thủ đô - Ảnh 2.

Theo UBND phường Định Công việc câu cá trái phép đã gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự của địa phương và ô nhiễm hồ nước. Ảnh: Văn Hoàng

Ngoài ra, UBND phường Định Công cũng đề nghị Công an quận Hoàng Mai chỉ đạo các đội nghiệp vụ phối hợp với Công an phường Định Công đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại khu vực xung quanh hồ Định Công.

Tuy nhiên, tình trạng thả, câu cá có thưởng trái phép vẫn không hề bị xử lý triệt để, dẫn đến "người nhà hồ" còn biến tướng câu cá giải trí thành hình thức câu cá có thưởng, dẫn đến vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự và vệ sinh môi trường trên địa bàn.

Mới dừng ở văn bản

Về phía cấp quận, quận Hoàng Mai cũng đã chỉ đạo bằng bản số 3229/UBND-QLĐT (ngày 18/12/2020) của UBND quận Hoàng Mai gửi UBND các phường, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, Xí nghiệp quản lý duy trì hồ chỉ đạo về việc chấm dứt tình trạng nuôi cá, đánh bắt cá, câu cá tại hồ do UBND Thành phố quản lý trên địa bàn quận.

Trong đó có đoạn: "Yêu cầu UBND các phường thông báo, tuyên truyền đến nhân dân trên địa bàn về việc nghiêm cấm việc nuôi cá kinh doanh, câu cá, đăng lưới, đánh lưới và các hoạt động đánh bắt tự phát khác gây mất trật tự trị an, ảnh hưởng mỹ quan đô thị, ảnh hưởng cân bằng sinh thái trên các hồ do UBND Thành phố quản lý.

Kiểm tra, rà soát, yêu cầu các đơn vị, tổ chức cá nhân đang khai thác nuôi thả cá, đánh bắt cá, câu cá trên hồ do UBND Thành phố quản lý; có biện pháp xử lý, giải tỏa đối với các trường hợp vi phạm và tái vi phạm. Hoàn thành xử lý trong tháng 12/2020.

Tổ chức câu cá có thưởng trái phép của người người nhà hồ (Kỳ 4): Trách nhiệm với những tài sản công của thủ đô - Ảnh 3.

Chèo thuyền ra hồ Định Công cũng là một hành vi bị cấm. Tuy nhiên ngày nào "người nhà hồ" cũng bơi chèo ra giữa hồ để thả mồi cho các cần thủ. Ảnh: Văn Hoàng

Sau thời gian trên, địa bàn phường nào còn để xảy ra tình trạng nuôi thả cả, câu cá gây ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự trên các hồ do UBND Thành phố quản lý, đồng chí Chủ tịch UBND phường phải chịu trách nhiệm trước UBND quận".

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, đã gần 2 năm sau khi Văn bản của UBND quận Hoàng Mai có hiệu lực nhưng tình trạng thả, câu cá trái phép vẫn diễn ra hàng ngày ở hồ Định Công và hồ Đầm Sòi theo cách có tổ chức và vi phạm pháp luật hiện hành.

Theo tìm hiểu của Phóng viên Dân Việt, trước đó, ngày 19/9/2017, UBND TP Hà Nội đã có ban hành văn bản số 8866/VP-ĐT về xử lý việc nuôi, thả cá trên các hồ nội thành Hà Nội. Theo đó, UBND TP Hà Nội nghiêm cấm việc nuôi cá, câu cá, đánh lưới và các hoạt động đánh bắt tự phát khác tại các hồ do UBND TP Hà Nội quản lý.

Vậy trách nhiệm để xảy ra tình trạng "bất chấp lệnh cấm" như hiện nay thuộc về ai? Ai sẽ xử lý những vi phạm này?

Tổ chức câu cá có thưởng trái phép của người người nhà hồ (Kỳ 4): Trách nhiệm với những tài sản công của thủ đô - Ảnh 4.

Cá chết nổi lên và bốc mùi hôi thối ở hầu hết các hồ đang diễn ra tình trạng câu cá trái phép. Ảnh: Văn Hoàng

Câu cá có thưởng gây mất an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường

Trong quá trình tìm hiểu của phóng viên, tại khu vực hồ Thành Công còn có dấu hiệu "móc nối" giữa "người nhà hồ" và cán bộ quản lý công viên khi mở cửa cho xe ô tô tải chở cá vào hồ thả, chiếc xe tải hàng tuần vô tư ra vào bất chấp quy định của công viên cấm ô tô, xe máy… vào khuôn viên.

Không chỉ ô tô, mà xe máy của những người đến câu cá cũng thoải mãi di chuyển trong khuôn viên công viên như đang đi ngoài đường, để được tự do di chuyển như vậy mỗi xe máy chỉ mất 10.000đ cho cán bộ quản lý công viên. Việc tổ chức câu cá xuyên đêm cũng vi phạm quy định của công viên bởi công viên phải đóng cửa trước 22h30 hàng ngày.

Tổ chức câu cá có thưởng trái phép của người người nhà hồ (Kỳ 4): Trách nhiệm với những tài sản công của thủ đô - Ảnh 5.

Chiếc xe tải vi phạm quy định của Công viên khi vào tận hồ Thành Công đề "người nhà hồ" thả cá xuống hồ trái phép. Ảnh: Văn Hoàng

Việc câu, thả cá, thả mồi diễn ra thường xuyên dẫn đến nguồn nước có dấu hiệu ô nhiễm, cá chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước, rác thải, túi nilon vương vãi nhiều nơi trong khuôn viên và trên mặt hồ.

Còn tại các hồ Đầm Sòi, Định Công ngoài tình trạng cá chết, bốc mùi hôi thối thì quanh khuôn viên hồ đã bị lấn chiếm để mở quán nước, bia và cà phê khiến người dân đi qua đây không thể di chuyển trên vỉa hè, dưới hồ các cần thủ quăng cần, lưỡi câu bay vùn vụt rất nguy hiểm nếu móc phải người.

Quanh hồ Định Công phía Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội và UBND phường Định Công đã cắm nhiều biển cấm câu cá, chèo thuyền trên hồ… nhưng mọi hoạt động diễn ra ở đây hoàn toàn trái ngược khiến tấm biển vô tác dụng.

Tổ chức câu cá có thưởng trái phép của người người nhà hồ (Kỳ 4): Trách nhiệm với những tài sản công của thủ đô - Ảnh 6.

Xây dựng lấn chiếm ở hồ câu Mỗ Lao thuộc địa phận giáp ranh giữa phường Mộ Lao (Hà Đông) và phường Trung Văn (Nam Từ Liêm). Ảnh: Văn Hoàng

Đáng chú ý, tại hồ câu Mỗ Lao, giáp ranh giữa phường Mộ Lao (Hà Đông) và phường Trung Văn (Nam Từ Liêm) để phục vụ các "thượng đế" cần thủ thì "người nhà hồ" đã đóng cọc tre, xây gạch lấn chiếm ra khoảng 2m về phía mặt hồ để làm nơi cho các cần thủ ngồi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hồ nước và mỹ quan đô thị nơi đây.

Luật sư Hoàng Tùng - Đoàn Luật sư TP.Hà Nội nhận định:

Với hành vi thả cá xuống hồ rồi thu vé người đến câu, tổ chức các giải câu cá đeo khuyên có trị giá dao động từ 500.000 đồng đến gần 300.000.000 đồng, tổ chức "cuộc thi" xem ai câu được con cá to nhất, ai câu được nhiều cá nhất thì được số tiền của những người còn lại, … có dấu hiệu của hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc.

Nếu hồ câu tổ chức câu cá giải trí sau đó có thưởng bằng tiền thì cần thông báo đến chính quyền địa phương. Việc tổ chức những cuộc thi câu cá có giải thưởng phải được cấp phép bởi cơ quan chức năng liên quan.

Trong trường hợp như Dân Việt đã nêu, hành vi này không được thông báo với chính quyền địa phương cũng như không được cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép, bản chất như cờ bạc.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem