Đưa ấm no về với bản, làng
Đã ở tuổi 77, đôi chân của ông Siu Ơnh – già làng của làng Chan, xã Ia Pnôn không còn mạnh khỏe như trước. Thay vì lên nương, làm rẫy, ông Siu Ơnh chỉ quanh quẩn ở nhà, ở làng. Được bộ đội BP giúp xây bể nuôi cá trê ngay trong sân nhà, ông Siu Ơnh mừng lắm: “Cá thu hoạch mấy lần rồi, bảo bộ đội bắt cá về ăn, nhưng bộ đội nhất quyết từ chối, bộ đội nói là để bố bán lấy tiền”.
Cán bộ Đồn BP Ia Pnôn hướng dẫn đồng bào Jrai chăm sóc hồ tiêu. Ảnh: QM
Các thành viên trong tổ là người sống tại làng, xã nên biết rõ những động tĩnh trong làng, từ đó có những thông tin kịp thời đến tổ tự quản, đến lực lượng BP để cùng nắm bắt, chủ động xử lý khi có tình huống xảy ra. Từ ngày tổ tự quản đi vào hoạt động, Đồn BP Ia Pnôn như có thêm cánh tay nối dài; tình hình an ninh – trật tự trong làng, xã ngày càng chuyển biến tích cực”.
Thiếu tá Nguyễn Hữu Quyết – Chính trị viên phó Đồn BP Ia Pnôn
|
Là người dân làng Chan, đi bộ đội bị thương, rồi về làng làm già làng đã nhiều năm, ông Siu Ơnh hiểu hơn ai hết tấm lòng và công lao của bộ đội BP đối với làng Chan và với xã biên giới Ia Pnôn: “Bộ đội giúp đồng bào Jrai mình nhiều. Bộ đội cho bò, dựng nhà, hướng dẫn đồng bào cách trồng hồ tiêu, cà phê, trồng lúa nước, trồng tre lấy măng…” – già làng Siu Ơnh khoe.
“Nếu như trước kia, bà con chủ yếu canh tác bằng hình thức phát, đốt, chọc, chỉa… năng suất chất lượng ngô, lúa rất thấp. Có hộ một năm thì có tới 9 tháng đói ăn. Nay, đồng bào đã biết xen canh xen cư, thâm canh tăng vụ; trồng đỗ, lạc, ngô, khoai, sắn, hồ tiêu, cà phê nên không còn hộ đói. Hiện cả xã chỉ còn 265 hộ nghèo (chiếm 27,2%) và 59 hộ cận nghèo (chiếm trên 5%). Nhiều hộ đã từng bước thoát qua ngưỡng nghèo và vươn lên làm giàu” - anh Nguyễn Hồng Châu là cán bộ của Đồn BP Ia Pnôn, hiện đang là Phó Bí thư tăng cường xã Ia Pnôn cho biết.
Thiếu tá Nguyễn Hữu Quyết – Chính trị viên phó Đồn BP Ia Pnôn chia sẻ, với tinh thần chủ động quản lý từng hộ, đến từng nương rẫy, Tổ công tác của đồn đóng tại địa bàn xã thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở các hộ từ việc khai sinh cho con kịp thời, không kết hôn sớm, đến việc đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi. Trong mọi công việc của làng, của xã như nạo vét kênh mương, thu hoạch hoa màu, cải tạo vườn tạp, xây dựng nông thôn mới đều có sự tham gia của các cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Ia Pnôn.
Tổ tự quản trong đồng bào có đạo
Với những nỗ lực trên, thật dễ hiểu khi mà, đi đến đâu trong xã, bộ đội BP cũng được đồng bào nhìn với ánh mắt đầy trìu mến. Tuy nhiên, theo anh Quyết, khó nhất hiện nay vẫn là làm sao để đảm bảo an ninh trật tự. Ia Pnôn hiện có 2 tôn giáo, gồm Đạo Tin lành Việt Nam và Đạo Công giáo.
Theo đó, để đồng bào hiểu đúng về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; không nghe theo những luận điệu tuyên truyền của các đối tượng phản động.
Đặc biệt, 10 năm nay, mô hình “Tự quản trong đồng bào có đạo” ở xã Ia Pnôn đang được đánh giá là mô hình mang lại những tác động tích cực tới việc quản lý an ninh trên địa bàn. Tổ tự quản có từ 6-10 người, trong đó có 1 cán bộ của đồn, còn lại là các thành viên của các tổ chức hội, đoàn thể trong xã, trong làng, như: Thanh niên, phụ nữ, công an viên, già làng, người có uy tín.
Từ một làng không có chi bộ, trắng đảng viên, đến nay Ia Pnôn đã có 1 Đảng bộ và 9 chi bộ; các đoàn thể thanh niên, phụ nữ ngày càng được củng cố và hoạt động hiệu quả, nhiều mô hình phát triển kinh tế từng bước được nhân rộng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.